Khám phá

Không phải Gia Cát Lượng, nhân vật yểu mệnh này mới là quân sư bách chiến bách thắng thời Tam Quốc

Không phải “Ngọa Long” Gia Cát Lượng, “Phượng Sồ” Bàng Thống hay Đệ nhất Thủy chiến Chu Du, nhân vật yểu mệnh này mới là quân sư bậc nhất thời Tam Quốc.

Tào Tháo khiến cục diện Tam Quốc đại loạn ra sao nếu hành thích Đổng Trác thành công? / Tào Tháo thông minh tuyệt đỉnh vẫn có sai lầm chí tử nên không thể thống nhất Tam Quốc

Tư tưởng chủ đạo của La Quán Trung trong Tam Quốc diễn nghĩa là “Thân Thục, bài Ngụy, không trọng Ngô” nên dưới ngòi bút của ông, những nhân vật chính của 3 tập đoàn thời Tam Quốc không hoàn toàn đúng, thậm chí khác xa so với chính sử.

Không phải Gia Cát Lượng, nhân vật yểu mệnh này mới là quân sư bách chiến bách thắng thời Tam Quốc
Quách Gia - quân sư toàn thắng duy nhất trong thời Tam Quốc

Nhưng có một nhân vật thuộc phe Ngụy, phục vụ dưới trướng Tào Tháo trong vỏn vẹn 11 năm, đã thực sự khiến La Quán Trung… phải thừa nhận. Vì đơn giản, đấy đích thực là một vị quân sư “ngồi trong màn trướng quyết việc thắng bại ngàn dặm chiến trường”. Quan trọng hơn, ông ta là… một quân sư toàn thắng!

“Trời sinh Quách Phụng Hiếu

Hào kiệt đã nức danh

Bụng chứa đầy kinh sử

Lòng xếp chặt giáp binh

 

Lập mưu ngang Phạm Lãi

Bày mẹo tựa Trần Bình

Đáng tiếc lại chết sớm

Trung Nguyên cột trụ khuynh”

Đấy là 8 câu thơ trong Tam Quốc diễn nghĩa ở đoạn Công Tôn Khang nộp đầu Viên Hy, Viên Thượng ngay sau cái chết của nhân vật quân sư mà chúng ta đang nói tới. Lời của Khang nhưng là sự cảm thán và khâm phục của La Quán Trung cho Quách Phụng Hiếu – Quách Gia.

 

Nếu như Gia Cát Lượng hao công tổn sức trong chiến dịch Kỳ Sơn để rồi phát bệnh mà chết, Chu Du sau đỉnh cao Xích Bích, phải đối mặt với những thất bại nặng nề trong các trận đánh lấy Kinh Châu và qua đời trong sự ẩn ức. “Phượng Sồ” Bàng Thống dùng cái chết của bản thân để mở đường cho Lưu Bị “có cớ” lấy Tây Xuyên thì Quách Gia, dù chỉ thọ 38 tuổi, cứ bày mưu là trúng, tham trận là thắng. Đích thực là quân sư toàn thắng duy nhất thời Tam Quốc vậy.

Quách Gia (170-207) trong “Tam Quốc diễn nghĩa” và Quách Gia thật sự trong chính sử có chút khác biệt. Nhưng cái sự hư cấu về Quách Gia trong tiểu thuyết không đáng kể, chỉ liên quan tới việc hoàn cảnh Gia đầu quân cho Tào Tháo cũng như thời điểm xảy ra cái chết của Gia mà thôi.

Không phải Gia Cát Lượng, nhân vật yểu mệnh này mới là quân sư bách chiến bách thắng thời Tam Quốc
Quách Gia trong tranh cổ Trung Hoa và tạo hình trong phim truyền hình Tân Tam Quốc 2010

Tất cả những mưu kế siêu quần của Quách Gia, trong Tam Quốc diễn nghĩa, có thể nói là đã được “trần thuật” lại từ sự kiện có thật trong lịch sử. Diệt Lã Bố ở Hạ Phì (năm 198), đánh bại Viên Thiệu ở đại chiến Quan Độ (năm 200), bức hàng Trương Tú, tiêu diệt gia tộc họ Viên, hay chinh phạt Ô Hoàn (năm 205), Quách Gia đều đóng góp những mưu kế, sách lược xuất sắc mang tính quyết định thắng lợi .

Nhưng dấu ấn sâu sắc nhất của ông chính là “Thập thắng luận” khiến Tào Tháo quyết ý lấy ít chống nhiều, đánh tan Viên Thiệu, xác lập vị thế thống trị tuyệt đối ở Trung Nguyên. Đây là Thập thắng luận của Quách Gia, khởi nguồn cho đại thắng Quan Độ của Tào Tháo trước Viên Thiệu sau này

“Thiệu đa lễ rườm rà. Công (Tào Tháo) thuận lẽ tự nhiên, là thắng về ĐẠO, là một.

 

Thiệu hành động trái nghịch, công thuận lẽ phải để thống quản thiên hạ, là thắng về NGHĨA, là hai.

Thời Hán mạt, chính sự trễ nải bởi khoan nhu, Thiệu lấy khoan hòa giúp khoan nhu nên chẳng thể trấn áp được; công nắn sửa chính trị, lấy sự nghiêm khắc ràng buộc nên trên dưới biết pháp chế, là thắng về TRỊ, là ba.

Thiệu ngoài mặt khoan hòa trong lòng nghi kị, dùng người lại ngờ vực họ, chỉ tin dùng con em thân thích; công bề ngoài giản dị dễ dãi nhưng trong lòng sáng suốt khéo léo, dùng người không hề ngờ vực, chỉ theo tài thích hợp mà dùng, chẳng kể thân sơ, là thắng về ĐỘ, là bốn.

Thiệu nhiều mưu kế mà thiếu quyết đoán, về sau thường mắc sai lầm; công có kế sách hay là thi hành ngay, ứng biến vô cùng, là thắng về MƯU, là năm.

Thiệu cậy gia thế nhiều đời, bàn chuyện lễ nghĩa cao siêu để lấy tiếng khen, kẻ sĩ thích nói lời tán tụng theo về đông; công lấy sự chí tâm đãi người, theo lẽ thực mà làm, không vì tiếng khen hão, lấy sự kiệm ước làm gương cho kẻ dưới, với người có công thì không hề bủn xỉn, kẻ sĩ trung chính có tầm nhìn xa và thực tài đều nguyện chịu sự sai khiến, là thắng về ĐỨC, là sáu.

 

Thiệu thấy người ta đói rét, vẻ thương xót lộ ra nét mặt, nếu không nhìn thấy thì cũng chẳng nghĩ đến, đấy là lòng nhân của đàn bà thôi; công với những việc nhỏ trước mắt thường bỏ qua, đến lúc có việc lớn lại giúp khắp bốn bề, ân huệ ban ra vượt quá cả kỳ vọng, dẫu việc không nhìn thấy vẫn suy tính đầy đủ, không gì không chu toàn, là thắng về NHÂN, là bảy.

Đại thần của Thiệu tranh đoạt quyền bính, lời sàm nịnh mê loạn; công dùng đạo lý quản thuộc hạ, lời gièm pha ton hót không nghe, là thắng về MINH, là tám.

Thiệu chẳng biết phân biệt phải trái; công với việc đúng đắn thì dùng lễ đối đãi, với việc sai trái thì dùng phép để trị, là thắng về VĂN, là chín.

Thiệu thích phô trương thanh thế, không hiểu điều cốt yếu của binh cơ; công lấy ít thắng nhiều, dụng binh như thần, quân lính được cậy nhờ, địch nhân sợ hãi, là thắng về VÕ, là mười.

Những phân tích toàn diện, thấu đáo tương quan lực lượng hai bêi trong “thập thắng luận” bộc lộ trọn vẹn óc phân tích và nhãn quan chính trị sắc bén của Quách Phụng Hiếu. Trí tuệ và tầm nhìn của Quách Gia còn thể hiện ở việc ông sớm dự đoán được cái chết của Tôn Sách vào thời điểm nhân vật này đang uy chấn cả Giang Đông.

 

Không phải Gia Cát Lượng, nhân vật yểu mệnh này mới là quân sư bách chiến bách thắng thời Tam Quốc
Quách Gia yểu mệnh nên lịch sử không có cơ hội được chứng kiến cuộc đối đầu thực sự giữa ông và Gia Cát Lượng

Tam Quốc chi chép: “Bấy giờ, Tôn Sách đánh quanh ngàn dặm, thu hết xứ Giang Đông, nghe tin Tào Tháo và Viên Thiệu cầm giữ nhau ở Quan Độ, muốn vượt sông Giang lên phía bắc đánh úp Hứa Huyện. Chúng nghe nói đều sợ, Gia dự liệu rằng:

“Sách mới thôn tính Giang Đông, những kẻ sĩ bị Sách giết đều là anh hùng hào kiệt, có thể khiến kẻ khác dốc sức đến chết. Vậy mà Sách lại coi thường không phòng bị, dẫu có trăm vạn bộ chúng, chẳng khác một mình đi giữa trung nguyên. Ví như có thích khách một mình mai phục, thì là một người đánh một người thôi. Vì thế ta cho rằng, Sách tất sẽ chết bởi tay một kẻ thất phu”. Quả nhiên, Tôn Sách chưa kịp đưa quân qua sông thì đã chết vị bị môn khách của Hứa Công tập kích.

Tóm lại , mọi dự liệu của Quách Gia đều trúng những trận đánh mà ông làm mưu sĩ chủ chốt hiến kế cho Tào Tháo, tất thảy đều là những thắng lợi vẻ vang. Nếu Gia không yểu mệnh, chết vào năm 207 khi mới 38 tuổi thì có thể tin rằng, trận Xích Bích mà Tào Tháo đại bại tạo thành bước ngoặt thế cuộc Tam Quốc Ngụy - Thục - Ngô 1 năm sau đó, sẽ không bao giờ xảy ra.

Quách Gia vì thế thường được xem như một trong những mưu sĩ, chiến lược gia xuất sắc nhất thời Tam Quốc và xuyên suốt trong cả lịch sử Trung Quốc. Người đời ví Quách Gia không hề thua kém Gia Cát Lượng. Nhưng trong chính sử, cả thời Tam Quốc, chỉ duy nhất Quách Gia là quân sư toàn thắng mà thôi!

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm