Không phải Hàng long thập bát chưởng đây mới là tuyệt học giúp Tiêu Phong áp chế quần hùng tại Tụ Hiền Trang
Tiêu Phong (Kiều Phong) là nhân vật chính trong ba nhân vật tiêu biểu (Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc) của tiểu thuyết kiếm hiệp và cũng là một trong những xuất chúng nhất trong tiểu thuyết Kim Dung.
Vào năm 7 tuổi, trong một lần đi kiếm củi Tiêu Phong bị chó sói tấn công may có một vị hòa thượng Thiếu lâm pháp danh Huyền Khổ cứu giúp và đón về Thiên Lâm Tự. Tiêu Phong lớn lên được đón về Cái Bang. Vì vậy mà Tiêu Phong biết được một số võ công của Thiếu Lâm bằng chứng là không ít lần Tiêu Phong dùng Long trảo thủ của Thiếu Lâm, sau học được Hàng long thập bát chưởng của Cái Bang và một vài võ công khác.
Trong phim Thiên long bát bộ 2003. Tại đại hội anh hùng diễn ra ở Tụ Hiền Trang, tất cả các nhân sĩ võ lâm và các môn phái tập trung lại để bàn ra kế hoạch bắt Tiêu Phong. Biết rằng Tiết Thần Y người duy nhất có khả năng cứu A Châu cũng đang tại đại hội này, Tiêu Phong liều mình dẫn A Châu vào đại hội anh hùng để A Châu được cứu, dù biết nguy hiểm.
Tiết Thần Y nhận lời chữa trị cho A Châu, nhưng mối thù giữa quần hùng và Tiêu Phong thì không thể bỏ qua. Trận chiến không thể không xảy ra. Trước khi đánh, Tiêu Phong lấy rượu ra uống xem như tuyệt giao với các bằng hữu trước đây. Trận chiến diễn ra, một mình Tiêu Phong chống quần hùng, Hàng long thập bát chưởng lại một lần nữa uy trấn thiên hạ, đánh bại tất cả. Mới đầu Tiêu Phong còn giữ lòng nhân nghĩa, không ra tay tuyệt tình, nhưng về sau, dưới áp lực to lớn, Tiêu Phong mất tự chủ, giết hết phân nửa người tham gia đại hội. Tiêu Phong vì xót thương, hối hận, không muốn giết thêm người vô tội, lại kiệt lực thiếu sức, định tự vẫn để tạ tội. Trong lúc đó có một người mặc áo đen nhảy ra cứu Tiêu Phong.
Nhưng trong truyện, mô tả về trận chiến tại Tụ Hiền Trang nhà văn Kim Dung đã khéo léo để Tiêu Phong dùng một môn võ công khác để khiến quần hùng phải khâm phục, đó là Thái tổ trường quyền.
Đối mặt với nhà sư Huyền Nạn từ Thiếu Lâm Tự, Tiêu Phong luôn ra chiêu chậm hơn nhưng lại đến sớm hơn. Cả 2 đều dùng các chiêu trong Thái tổ trường quyền. Mà chiêu thức của bộ quyền pháp này lại có tính xung khắc.
Tiêu Phong dùng chiêu hóa giải chiêu của đối phương, tốc độ lại nhanh hơn, tất nhiên là giành chiến thắng. Những người đứng xem xung quanh, dù nhất quyết muốn lấy mạng cựu bang chủ Cái Bang, nhưng vẫn không khỏi buột miệng khen ngợi.
Thời điểm trận đánh diễn ra, Tiêu Phong bị gán cho nhiều tội ác tày trời. Nguyên nhân lớn trong đó vì anh là người Khiết Đan, một dân tộc đối đầu với nhà Tống.
Nếu dùng những tuyệt học khác để chiến thắng, Tiêu Phong sẽ bị gọi là kẻ phá hoại uy danh của Thái tổ trường quyền. Nhưng dùng chính võ công này mà vẫn áp đảo hoàn toàn, Tiêu Phong khiến quần hùng không dám nhiếc móc thêm một lời.
Tại sao Thái tổ trường quyền lại được coi trọng như vậy? Bởi đây là môn võ công có thật, tương truyền được chính Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn – Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tống – góp phần tạo ra. Bên cạnh Thái tổ trường quyền còn có môn Thái Tổ côn pháp chuyên dùng côn chiến đấu.
Đối với nhiều người dù ở trên phim hay trong truyện thì trận đại chiến ở Tụ Hiền Trang cũng là một trong những đoạn hấp dẫn nhất trong các tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung.
Theo Quốc tiệp/Người đưa tin
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?