Khám phá

Không phải Quan Vũ, đây mới là võ tướng tài giỏi nhất Tam Quốc, cả đời chưa từng thất bại

Quan Vũ lập nhiều chiến tích nổi tiếng nhưng không phải là võ tướng tài giỏi nhất Tam Quốc. Người qua mặt “Võ thánh” là tướng cả đời chưa từng bại trận.

Quân sư mạnh nhất Tam Quốc: 4 lần thay đổi lịch sử, nếu không chết sớm, Tào Tháo đã thống nhất thiên hạ / 6 'thần khí' uy lực nhất trong Tam Quốc: Gia Cát Lượng số 1?

Cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, quần hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nở rộ của nhiều anh hùng, hào kiệt. Đúng với câu “Loạn thế xuất anh hùng”, nhiều võ tướng tài ba xuất hiện trong thời kỳ này và thời Tam Quốc với sự thành lập của ba nước Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.

Các vị quân chủ hàng đầu trong thời kỳ này như Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền cũng hết lòng chiêu mộ các nhân tài, đặc biệt là các võ tướng tài ba ngay từ những ngày đầu lập nghiệp.

Quan Vũ tuy có võ nghệ cao, dũng mãnh và thiện chiến nhưng không phải là võ tướng tài giỏi nhất trong Tam Quốc.
Quan Vũ tuy có võ nghệ cao, dũng mãnh và thiện chiến nhưng không phải là võ tướng tài giỏi nhất trong Tam Quốc.

Các võ tướng đóng vai trò rất quan trọng trong các trận chiến, đôi khi còn quyết định đến kết quả thắng bại giữa hai bên tham chiến. Vậy, câu hỏi đặt ra rằng ai mới là võ tướng tài giỏi nhất Tam Quốc.

Nhắc tới võ tướng tài giỏi, có lẽ nhiều người nghĩ ngay tới Lã Bố, Quan Vũ. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện cả đời chưa từng thất bại, người vượt mặt cả Lã Bố, Quan Vũ (người được tôn vinh là Võ thánh) để trở thành võ tướng tài giỏi nhất Tam Quốc lại là Triệu Vân.

Triệu Vân – Võ tướng lập chiến tích khiến nhiều người kính nể

Triệu Vân là võ tướng nổi tiếng trong Tam Quốc.
Triệu Vân là võ tướng nổi tiếng trong Tam Quốc.

Triệu Vân (168 – 229), tự Tử Long, là một trong những võ tướng hàng đầu dưới trướng của Lưu Bị. Ông được coi là công thần khai quốc của nhà Thục Hán, đồng thời là một vị tướng vừa giỏi võ nghệ, có mưu lược và hết lòng tận trung vì nước. Binh sĩ Thục Hán ca ngợi ông là “Hổ uy tướng quân”.

Theo Tam Quốc chí, Triệu Vân sinh tại huyện Chính Định thuộc quận Thường Sơn (ngày nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Ông được cho là người có ngoại hình hùng dũng, uy phong, mình cao tám thước, tư nhan hùng vĩ. Trong Tam Quốc diễn nghĩa cũng mô tả rằng: “Triệu Vân cao tám thước, mày rậm, mắt to, mặt rộng, má bầu, uy phong lẫm liệt”. Nếu quy đổi sang đơn vị thời hiện đại thì Triệu Vân cao khoảng 1m85. Với chiều cao lý tưởng cùng diện mạo uy nghiêm, Triệu Vân quả thực là võ tướng gây ấn tượng với nhiều người ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.

 

Hơn nữa, Triệu Vân không chỉ có dung mạo đẹp đẽ mà còn có khả năng chiến đấu tuyệt vời. Trước khi đầu quân cho Lưu Bị, Triệu Vân từng có thời gian đi theo Công Tôn Toản.

Đến năm 200, sau khi Công Tôn Toản đã bị Viên Thiệu tiêu diệt, Triệu Vân biết tin Lưu Bị ở Nghiệp Thành nên đã tới đây để tìm. Kể từ đó, Triệu Vân đi theo phò tá cho Lưu Bị. Trong khoảng 30 năm phò tá Lưu Bị và nhà Thục Hán, Triệu Vân đã tham gia vô số trận chiến lớn nhỏ và thường đánh thắng, hiếm khi gặp thất bại, đặc biệt trong các trận đơn đấu.

Triệu Vân vô cùng dũng mãnh trên chiến trường.
Triệu Vân vô cùng dũng mãnh trên chiến trường.

Tên tuổi của Triệu Vân vang danh khắp thiên hạ sau khi ông lập đại công từng hai lần xông pha cứu được ấu chúa Lưu Thiện (con trai của Lưu Bị). Đặc biệt, trong trận Trường Bản năm 208, Triệu Vân đơn thương độc mã phá vỡ vòng vây của quân Tào để cứu A Đẩu. Khả năng chiến đấu dũng mãnh của Triệu Vân khiến ngay cả Tào Tháo cũng tấm tắc khen ngợi và mong muốn chiêu mộ. Chiến tích của Triệu Vân ở Trường Bản được đánh giá là độc nhất vô nhị trong Tam Quốc.

Triệu Vân được đánh giá là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, có tư duy nhạy bén và suy nghĩ thấu đáo. Bên cạnh khả năng chiến đấu độc lập vô cùng dũng mãnh, Triệu Vân còn là tướng có uy dũng và có khả năng chỉ huy hiếm thấy. Võ tướng này biết dùng mưu kế ứng biến nên khi cầm quân thường giành thắng lợi.

Sau khi trở thành thủ lĩnh của Cấm quân bảo vệ Lưu Bị và hoàng gia, cơ hội ra trận của Triệu Vân ít đi rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều chiến thắng lớn của Lưu Bị vẫn có sự đóng góp không nhỏ của Triệu Vân. Tài năng chỉ huy của Triệu Vân cũng được bộc lộ trong nhiều trận chiến quan trọng.

 

Triệu Vân không chỉ có khả năng độc đấu ấn tượng mà còn có tài chỉ huy tuyệt vời.
Triệu Vân không chỉ có khả năng độc đấu ấn tượng mà còn có tài chỉ huy tuyệt vời.

Chẳng hạn, trong trận Bác Vọng, cánh quân của Triệu Vân là quan trọng nhất khi phải thực hiện thu hút chủ lực của Hạ Hầu Đôn, tướng của Tào Ngụy. Sau trận Xích Bích năm 208, ông phụ trách chỉ huy một cánh quân tiến hành đánh chiếm các quận phía nam của Kinh Châu và kết quả chiếm được quận Quế Dương. Trong chiến dịch Tây Xuyên (212 – 214), Triệu Vân chỉ huy đánh chiếm các nơi như Giang Dương, Nội Giang, Tư Trung và Giản Dương, sau đó cùng với quân chủ lực của Lưu Bị hợp sức hạ Lạc Thành.

Đến trận Hán Trung (217 – 219), Triệu Vân dùng “không trại kế” để đánh bại đại quân của Tào Tháo ở Hán Thủy. Thậm chí, trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất năm 228, khi đã ở cao tuổi, Triệu Vân vẫn chỉ huy cánh quân Thục Hán phòng thủ tốt trước đại quân Tào Ngụy đông gấp 5 lần. Kết quả, ông đã giúp toàn quân rút lui an toàn.

Võ tướng hoàn mỹ nhất Tam Quốc

Triệu Vân đơn thương độc mã phá vòng vây của quân Tào để cứu A Đẩu trong trận Trường Bản.
Triệu Vân đơn thương độc mã phá vòng vây của quân Tào để cứu A Đẩu trong trận Trường Bản.

Sau khi chiếm được Tây Xuyên, Lưu Bị muốn chia ruộng và lương thực cho quân lính nhưng Triệu Vân đã ngăn cản. Ông khuyên vị quân chủ của mình rằng dân chúng ở đây vừa trải qua chiến tranh nên rất sợ hãi. Huống hồ thiên hạ lúc bấy giờ chưa được bình yên nên tài sản hãy trả lại cho người dân. Chỉ có dùng cách này mới thu phục được nhân tâm.

Đồng thời, ông cũng kêu gọi các tướng không nên đòi ban thưởng để triều đình có nguồn lực chăm lo, bồi dưỡng sức dân.

 

Những chi tiết này cho thấy Triệu Vân không chỉ là một võ tướng xuất chúng mà còn là một người có mưu lược và tư duy chính trị nhạy bén, sâu sắc.

Triệu Vân có lẽ là võ tướng đặc biệt và hoàn mỹ nhất trong Tam Quốc.
Triệu Vân có lẽ là võ tướng đặc biệt và hoàn mỹ nhất trong Tam Quốc.

Không chỉ là võ tướng tài mạo song toàn, Triệu Vân còn khiến binh lính và các quan lại trong triều đình Thục Hán kính nể bởi cung cách sống rất mẫu mực. Trong Tam Quốc chí có mô tả rằng, Triệu Vân chẳng bao giờ nhờ vả người thân gần. Ông mưu tính thận trọng tùy từng việc. Đến khi Lưu Bị vào Ích Châu, ông lĩnh chức Tư mã đốc trách việc giữ quân doanh...

Ngoài ra, theo nhận định của các sử gia, nếu xét ba võ tướng tài năng nhất tuyệt đối trung thành với Lưu Bị là Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân, rõ ràng Tử Long là người toàn diện nhất. Bởi Quan Vũ có nhược điểm chí mạng là kiêu ngạo, Trương Phi thì quá nóng nảy. Cả hai đều lấy sở đoản mà chuốc lấy thất bại. Duy chỉ có Triệu Vân là không có nhược điểm gì về tính cách, khả năng chiến đấu cùng mưu lược đều xuất chúng.

Quan Vũ và Trương Phi tuy là các võ tướng có tài nghệ xuất chúng nhưng cả hai đều có nhược điểm chí mạng trong tính cách.
Quan Vũ và Trương Phi tuy là các võ tướng có tài nghệ xuất chúng nhưng cả hai đều có nhược điểm chí mạng trong tính cách.

So với các võ tướng đương thời, Triệu Vân vẫn vô cùng nổi trội cả về tài năng quân sự, chính trị, diện mạo và phẩm chất đạo đức. Do đó, không quá khi cho rằng Triệu Vân chính là võ tướng hoàn mỹ nhất trong Tam Quốc. Việc có được Triệu Vân phò tá quả là một may mắn lớn cho Lưu Bị và nhà Thục Hán.

Tài năng và tấm lòng trung nghĩa của Triệu Vân được người đời sau đánh giá rất cao. Ông cũng chính là một trong hai võ tướng (cùng với Quan Vũ) trong thời Tam Quốc được thờ cúng tại Lịch đại Đế Vương miếu Đây là công trình do triều đại nhà Minh và nhà Thanh xây dựng đề thờ 40 quan văn và 40 võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất trong trong các triều đại trong lịch sử Trung Quốc.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm