Khám phá

Không phải Trương Phi hay Quan Vũ, 4 tướng lĩnh này mới thực sự là những người được Gia Cát Lượng đánh giá cao

Những cái tên này không hề xa lạ với những người thích tìm hiểu lịch sử Tam Quốc.

Vén màn nghi án lớn nhất nhì Tam Quốc: Lưu Bị liệu có thực sự thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán? / Đệ nhất mưu sĩ đứng sau "thao túng" thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng, Bàng Thống và Tư Mã Ý cộng vào cũng không phải là đối thủ

Gia Cát Lượng được Lưu Bị "ba lần bái phỏng lều tranh" mời về, đảm nhiệm chức Quân sư khi chỉ mới 26 tuổi, nhưng quả thật tuổi trẻ tài cao.

Để phò tá nhà Hán, Lưu Bị lúc này đang ở độ tuổi 46 quả thật đã hao công tổn sức, còn nhận về sự bất mãn từ hai người anh em "kết nghĩa vườn đào" là Quan Vũ, Trương Phi.

Lưu Bị giải thích rằng, nếu như có được sự giúp đỡ của Gia Cát Lượng, đại nghiệp sau này sẽ như cá gặp nước. Để hoàn thành sự nghiệp lớn của anh cả, hai người Quan - Trương đã dẹp bỏ một số thành kiến, thế nhưng trước thời điểm chia ba thiên hạ sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng vẫn chẳng mấy yêu thích Quan Vũ và Trương Phi.

Nguyên nhân nằm ở việc hai người này mang trong mình đặc điểm Gia Cát Lượng không thích, đó là kiêu căng tự phụ, tàn nhẫn với cấp dưới, đánh phạt thuộc hạ là chuyện thường tình.

Vậy ai mới là những tướng lĩnh thực sự được Gia Cát Lượng yêu mến và đánh giá cao?

Người thứ nhất là Trần Đáo

Ông là người thiện chiến, dũng cảm và trung thành, địa vị của ông ở Thục Hán chỉ xếp sau Triệu Vân.

Không phải Trương Phi hay Quan Vũ, trong tập đoàn Thục Hán, 4 tướng lĩnh này mới thực sự là những người được Gia Cát Lượng đánh giá cao - Ảnh 2.
Trần Đáo đi theo Lưu Bị từ khi còn ở Dự Châu, có tiếng là một mãnh tướng. Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.

Trần Đáo đầu quân cho Lưu Bị từ rất sớm, vẫn luôn dốc sức đi theo ông. Năm 226, Gia Cát Lượng chuyển đại quân về Hán Trung, chuẩn bị cho chiến dịch Bắc phạt, ông để Trần Đáo trấn thủ Vĩnh An, đề phòng Đông Ngô tiến quân vào Thục Hán.

Gia Cát Lượng dành cho Trần Đáo vị trí quan trọng như vậy, có thể thấy sự coi trọng của ông đối với Trần Đáo. Trần Đáo cũng đã lập nên công lao hiển hách cho Thục Hán, được phong làm Chinh Tây tướng quân.

Người thứ hai là Hướng Sủng

Ban đầu ông là một Môn nha tướng, khi diễn ra sự kiện quân Ngô đốt cháy bảy trăm dặm doanh trại của quân Thục, đại quân của Thục Hán thương vong nặng nề. Nhưng điều khiến người ta thấy lạ đó là, chỉ có quân của Hướng Sủng còn giữ được nguyên vẹn, gần như không có thương vong, điều này không khỏi khiến người ta phải khen ngợi.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện nối ngôi, Hướng Sủng cũng đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong cung, quản lý quân Túc vệ, bảo vệ an toàn của hoàng cung.

 

Về sau, trong nhiều công việc từ nhỏ đến lớn, Gia Cát Lượng đều thảo luận cùng với Hướng Sủng, đủ để thấy ông rất được coi trọng.

Người thứ ba là Vương Bình

Vương Bình vốn ở phe Tào Tháo, về sau đầu hàng Lưu Bị. Thời điểm Gia Cát Lượng Bắc phạt lần đầu tiên, Vương Bình theo Mã Tắc phòng thủ Nhai Đình, nhiều lần khuyên Mã Tắc đừng đóng quân ở địa điểm cách xa nguồn nước. Nhưng Mã Tắc là kẻ tự phụ, khăng khăng theo ý mình, không hề lắng nghe ý kiến của Vương Bình.

Không phải Trương Phi hay Quan Vũ, trong tập đoàn Thục Hán, 4 tướng lĩnh này mới thực sự là những người được Gia Cát Lượng đánh giá cao - Ảnh 4.
Tranh vẽ minh họa binh sĩ Thục Hán trong trận Nhai Đình.

Cuối cùng, quân của Thục Hán đã bị quân Nguỵ do Trương Cáp chỉ huy chặn đứt nguồn nước, quân Thục thất bại thảm hại, Gia Cát Lượng tức giận "gạt nước mắt chém Mã Tắc". Cũng từ sau sự kiện này, Gia Cát Lượng đánh giá cao và trọng dụng Vương Bình.

Năm 231, Gia Cát Lượng dẫn quân bao vây tấn công Kỳ Sơn, để lại Vương Bình phụ trách công việc bảo vệ Nam Sơn, lúc ấy Tư Mã Ý đã điều động đại quân tấn công Vương Bình, thế nhưng tấn công lâu vẫn chưa hạ được. Điều này cũng đủ để thấy tài năng quân sự của Vương Bình.

 

Người thứ tư là Khương Duy

Ban đầu Khương Duy phục vụ Tào Ngụy với vai trò tùy tướng, nhưng sau đó đi theo Gia Cát Lượng về Thục Hán và được Gia Cát Lượng hết sức được trọng dụng.

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời vì đau ốm tại gò Ngũ Trượng, ông đã đảm đương chức vụ lớn của nước Thục, ảnh hưởng vô cùng lớn tới nước Thục vào giai đoạn sau.

Trần Đáo, Hướng Sủng, Vương Bình, Khương Duy đều là nhân tài trẻ tuổi khi ấy, nhận được sự tán thưởng của Gia Cát Lượng, được trọng dụng. Cả bốn người họ đều phát huy được vai trò to lớn của mình đối với Thục Hán.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm