Không phải Vua Hùng, đây mới là vị vua đầu tiên của Việt Nam xưng đế, học giỏi Sử chưa chắc đã biết
Bạn sẽ không bao giờ tưởng tượng được hàng triệu binh sĩ đã đi vệ sinh như thế nào trong các cuộc hành quân và chiến tranh thời cổ đại / Clip: Trâu rừng ‘1 cân 5’ sư tử, tung cú húc cực mạnh đâm thủng ngực kẻ săn mồi: Kết cục bi thảm
Việt Nam với bề dày lịch sử hơn 4000 năm đã trải qua rất nhiều triều đại đầy thăng trầm. Là “con rồng cháu tiên”, ai cũng biết đến truyền thuyết Âu Cơ, rồi thời đại các Vua Hùng, sau này là các nhà nước như Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Việt,… và Việt Nam như hiện nay.
Xuyên suốt lịch sử nước ta có 54 vị vua, hoàng đế đã lên ngôi. Nhiều người vẫn nghĩ vị vua đầu tiên của Việt Nam là Vua Hùng, nhưng thật ra người đó phải là Lý Nam Đế. Bởi ông là người đầu tiên xưng đế, thành lập một triều đình riêng, khẳng định chủ quyền độc lập cho dân tộc ta.
Ảnh minh họa.
Lý Nam Đế có tên húy là Lý Bí, Lý Bôn (SN 503 – 548), quê gốc xã Tiên Phong (Thái Nguyên). Trong cuốn “54 vị hoàng đế Việt Nam” có viết:“Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên của nước ta, bởi ông lập một triều đình riêng là sự khẳng định chủ quyền độc lập, bền vững muôn đời của dân tộc ta. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người Việt tự xây dựng cho mình một cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương”.
Năm 544, Lý Nam Đế đánh đuổi được quân Lương ra khỏi bờ cõi nước ta. Ông lên ngôi vua, lập ra nhà nước Vạn Xuân, tự xưng là Nam Việt Đế, đóng đô tại Long Biên, dựng điện Vạn Thọ. Lúc bấy giờ, diện tích nước ta gồm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nay và một phần đất Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc.
Quốc hiệu Vạn Xuân của Việt Nam khi đó thể hiện sự trường tồn, bất diệt cùng thời gian. Lý Nam Đế hi vọng sẽ xây dựng được một đất nước hùng mạnh, thanh bình, độc lập, thịnh vượng đến muôn đời sau. Nhà nước Vạn Xuân tồn tại trong 58 năm (544 – 602) với 3 đời vua.
Đáng tiếc, Lý Nam Đế - vị vua đầu tiên xưng đế của nước ta chỉ trị vì được 4 năm thì qua đời vì bệnh nặng. Năm 548, Lý Nam Đế qua đời, thay vì truyền ngôi cho con cháu, ông quyết định ủy thác cho đại tướng Triệu Quang Phục giữ yên bờ cõi.
Triệu Quang Phục lên ngôi nhưng chỉ xưng vương, không xưng đế, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép lại như sau:“Vua họ Triệu, tên húy là Quang Phục, là con Triệu Túc, người huyện Chu Diên, uy tráng, dũng liệt, theo Nam Đế đi đánh dẹp có công, được trao chức Tả tướng quân. Nam Đế mất, bèn xưng vương, đóng đô ở Long Biên, sau dời sang Vũ Ninh”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ