Khủng long sẽ được nhân bản sau 5 năm nữa?
Những khoảnh khắc 'siêu độc' trong thế giới động vật / Khám phá về loài tôm được mệnh danh là 'hóa thạch sống'
Tiến sĩ Jack Horner – một nhà cổ sinh học nổi tiếng, đã từng giữ vai trò cố vấn trong loạt phim Công viên Kỷ Jura – tin rằng cách đưa các loài khủng long đã bị tuyệt chủng quay trở lại thế giới của chúng ta hiện nay đơn giản hơn so với trong phim rất nhiều.
Trong bộ phim Công viên Kỷ Jura đầu tiên, các nhà khoa học đã phải hút máu khủng long từ một con muỗi bị hóa thạch trong hổ phách, sau đó họ tạo ra được mã di truyền của một loài khủng long nhờ giọt máu này.
Tuy nhiên, tiến sĩ Horner cho rằng có một cách đơn giản hơn để mang khủng long trở lại, và việc đó phải dựa vào loài gà.
Bằng kỹ thuật đảo ngược sẽ tạo ra được một loài mới là “Gà khủng long”.
Thật ngạc nhiên khi biết rằng loài sinh vật được nuôi trong trang trại này lại là họ hàng đang còn sống có quan hệ gần gũi nhất với khủng long, và các loài chim chính là hậu duệ của khủng long. Bằng kỹ thuật đảo ngược sẽ tạo ra được một loài mới là - biệt danh mà tiến sĩ Horner đã đặt cho thành quả trong tương lai.
Ông cho rằng: “vì chim cũng là khủng long, nên chúng ta chỉ cần chỉnh sửa để chúng trông giống với khủng long hơn mà thôi. Khủng long có đuôi dài, hai chi trước có các ngón, và qua quá trình tiến hóa, đuôi của chúng đã mất đi, chi trước thì biến thành cánh”.
Ngoài ra, toàn bộ mõm của chúng đã biến đổi từ hình thái giống như của loài Velociraptor sang hình thái mỏ chim”.
Theo ông, về cơ bản, điều mà nhóm nghiên cứu cần làm là can thiệp vào một phôi khi nó vừa mới hình thành, và xác định xem khi nào một số loại gen nhất định sẽ được “bật” hoặc bị “tắt”, từ đó sẽ tìm ra cách để đuôi bắt đầu phát triển, và chúng ta sẽ tác động để gen đó không còn cản trở việc phát triển đuôi nữa.
Ông Horner cho rằng điều này có thể sẽ xảy ra trong vòng năm đến mười năm tới. Chúng ta có thể sẽ tạo ra răng cho một con chim, chúng ta cũng có thể làm biến đổi miệng của nó. Và thực tế là vấn đề về cánh và chi trước còn đơn giản hơn thế. Nhóm nghiên cứu tin chắc rằng chúng ta có sẽ sớm làm được điều đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách