Kì tài số 1 Tam Quốc, Gia Cát Lượng không bằng, Tào Tháo Tôn Sách muốn giết, nhưng cuối cùng vẫn sống tới hơn trăm tuổi
Phò tá cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã âm thầm che giấu 1 "ý đồ" mà đến lúc chết, Lưu Bị vẫn không phát hiện ra / 5 mãnh tướng trung nghĩa nhất thời Tam quốc, 2 trong số này phò tá Lưu Bị nhưng không hề có tên Trương Phi (Phần 2)
Vì sao mọi người thích đọc "Tam Quốc diễn nghĩa"? Thực ra, mô tả các cuộc chiến tranh chỉ là cái nền, trên thực tế, trọng tâm ngòi bút đặt ở việc "đấu trí". Thời đại này rất đề cao vai trò của các mưu sĩ.
Các mưu sĩ của thiên hạ lúc bấy giờ, mỗi người đều tìm được cho mình một Chủ công riêng, chẳng hạn như Quách Gia, Tuân Úc trong Tào doanh, Gia Cát Lượng, Pháp Chính phía Thục hay Chu Du phía Tôn Quyền… họ đều là những nhân vật khá lợi hại. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại một người từ đầu tới cuối đều không được liệt kê vào danh sách kì tài. Người này tài năng không kém những mưu sĩ có tiếng, chỉ có điều chí hướng lại không ở chốn quan trường, Tào Tháo và Tôn Sách thậm chí còn từng có ý định giết ông. Người đó chính là Tả Từ.
Trong cuốn "Hậu Hán học" có một câu chuyện nhỏ rằng, Tào Tháo mở tiệc mời khách khứa, cảm khái rằng thiên hạ mỹ vị cái gì cũng có, chỉ thiếu duy nhất "cá lư sông Tùng Giang". Khi đó, Tả Từ cũng tham gia yến tiệc, liền nói có gì khó, sau đó, ông dùng cần trúc với mồi cá, ngồi câu ở ngay cái ao trước cửa cung, chỉ một lát, giật được mấy chục con cá cực to, vứt lên trên điện. Tào Tháo nghi cá có sẵn trong ao, Tả Từ đáp rằng cá lư các nơi khác chỉ có hai vây, duy chỉ cá lư sông Tùng Giang là có bốn vây. Cứ lẽ ấy mà suy thì biết.
Tạo hình có phần thần bí, thuật hóa của Tả Từ
Dùng một câu chuyện nhỏ để cho thấy sự "thần đạo" của Tả Từ. Nếu không có chiến tranh liên miên, Tả Từ nói không chừng sẽ trở thành một vị đại học giả, tuy nhiên, vị Lư Giang quân này (Tả Từ sống ở Lư Giang) lại ghét môi trường loạn lạc, thay vào đó, chuyên tâm nghiên cứu thuật số. Đừng xem thường cái gọi là thuật số, nếu không có "ngộ tính" nhất định, sẽ không thể học được, hơn nữa, ở thời cổ đại, ứng dụng của thuật số bao trùm hầu hết các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả chiến tranh. Mưu lược của Gia Cát Lượng thực ra cũng là một biểu hiện của thuật số.
Tả Từ tuy thể hiện được bản lĩnh của mình, nhưng lại khiến Tào Tháo không vừa mắt. Tào Tháo thích người có tài, nhưng có một tiền đề là đối phương không được "khôn quá". Mấy câu đố của Tào Tháo, Tả Từ đều có thể giải quyết một cách mỹ mãn, hơn nữa những vấn đề này, nếu đặt trong hoàn cảnh bình thường, dường như là không thể hoàn thành. Tào Tháo cho rằng người này không dễ khống chế, nhưng lại có tài như vậy, vậy thì giết quách đi.
Nhưng sự lợi hại của Tả Từ, Tào Tháo vẫn chưa thể lĩnh giáo được hết. Khi thủ hạ của Tào Tháo truy đuổi Tả Từ, vừa hay gặp một đàn cừu, Tả Từ trà trộn vào đàn cừu, vậy là lập tức "biến mất" không thấy đâu. Theo cách nói trong sách thì đó là thuật "ẩn thân lánh mình". Một nhân vật lợi hại như vậy, Tào Lưu Tôn khi đó, bất kể là ai có được cũng đều mạnh bằng cả mười đoàn quân.
Tào Tháo muốn giết Tả Từ vì Tả Từ tài giỏi nhưng lại không dễ khống chế
Theo phân loại trong sách thì Tả Từ được gắn cho một cái mác là phương sĩ. Nhắc tới phương sĩ, thì về cơ bản đều sẽ được gắn liền với việc luyện đan. Nếu Tả Từ chỉ đơn thuần tinh thông đan dược, vậy thì câu chuyện về ông có lẽ sẽ chẳng có gì nổi bật. Nhưng Tả Từ khi đó còn có thể quan sát chiêm tinh, biết rằng thời loạn thế nào, quan vận, phú quý, mọi thứ đều có thể biến mất sau một đêm, vậy thì chi bằng cứ thực tế một chút, chẳng hạn như tu thân.
Chỉ có điều, phương thuật huyền hóa của Tả Từ khi đó lại khiến các nhà lãnh đạo tỏ ra quan ngại, ngoài Tào Tháo, còn một người nữa muốn giết Tả Từ, đó là Tôn Sách. Bản thân Tôn Sách vốn dĩ không thích những thuật sĩ, trong quá trình xây dựng Đông Ngô, Tôn Sách đã từng giết không ít thuật sĩ. Tả Từ cũng là một người có chính kiến, biết Tôn Sách không thích thuật sĩ, còn giết bọn họ, trong lòng ông bất bình, còn dám chạy tới chỗ Tôn Sách, khuyên ông không nên làm như vậy.
Cách làm của Tả Từ, trong mắt người xung quanh là "tự chuốc họa vào thân", Tôn Sách quả nhiên vô cùng tức giận, muốn giết ông, nhưng Tả Từ đâu có sợ, lập tức ẩn thân, Tôn Sách phái người đi tìm ra sao cũng tìm không ra. Lật lại những ghi chép trong sử sách về Tả Từ, mọi ghi chéo đều nói ông là người "có thuật biến hóa", hay biết thuật luyện đan.
Tôn Sách muốn giết Tả Từ vì vốn ghét thuật sĩ
Tất nhiên, sở trường của Tả Từ không chỉ dừng lại ở đó, người biết luyện đan trong thiên hạ không thiếu, nhưng người tinh thông thuật độn giáp kì môn như ông lại không có bao nhiêu người. Một bộ tiểu thuyết khác của Trung Quốc nói Khương Tử Nha giúp Cơ Phát thắng Trụ Vương cũng sử dụng rất nhiều thuật biến ảo.
Theo ghi chéo trong "Hậu Hán thư", Tả Từ cuối cùng sống tới 133 tuổi, sống lâu như vậy, tâm của Tả Từ sớm đã không màng công danh lợi lộc, nếu không thì cậu chuyện Tam Quốc đã trở nên hấp dẫn và sinh động hơn rất nhiều.
Tam Quốc là thời đại của rất nhiều anh tài hào kiệt, chỉ có điều không phải kết cục của ai cũng được như ý. Một buổi tối, Tả Từ trong lúc đếm sao đã thở dài cảm thán, vẫn là đếm sao thú vị hơn, sao phải vùi mình vào tranh chấp thế gian? Trong thế giới của ông, quy luật vận hành giữa trời đất mới là vĩnh hằng, công danh lợi lộc chẳng qua chỉ là chuyện nhất thời. Một kì tài như vậy, dù không có ý định phân tranh cao thấp với thế nhân, nhưng vẫn để lại cho hậu thế một câu chuyện truyền kì khác biệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ