Khám phá

Kịch bản kinh hoàng của người lai thú

Với sự phát triển của khoa học, biết bao nhiêu câu chuyện cổ tích và khoa học viễn tưởng đang trở thành hiện thực. Thú vị nhất là câu chuyện lai tạo giữa người và thú với mục đích là để tìm ra những phương pháp mới, những dược phẩm mới đầy hiệu quả để chữa bệnh cho con người. Nhưng trong đó cũng tiềm ẩn những rủi ro.

Cổ vật vô giá tìm thấy trong kho báu 1.600 năm ở Hy Lạp / Top 10 "quái vật" gớm ghiếc nhất trong thần thoại Hy Lạp

Từ trong truyền thuyết…

Người là người mà thú là thú. Đó là một điều vốn làm nên sự đa dạng của thế giới quanh ta.

Nhân Mã Khiron - vị thần nửa người nửa ngựa nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp.
Nhân Mã Khiron - vị thần nửa người nửa ngựa nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp.

Thế nhưng trong truyền thuyết xưa nay, Đông cũng như Tây đã từng có biết bao nhiêu “nhân vật” là người lai thú. Thần thoại Hy Lạp có những Centaur (người-ngựa), Echidna (người-rắn), Mermaid (người–cá), Minotaur (người–bò), Siren (người–chim), rồi cả những nhân vật do 3 loài hợp lại mà thành, “đậm đặc” nhất là Chimera, một nữ quái vật thở bằng lửa, đầu sư tử, thân dê, đuôi rồng… Ai đã thăm Kim tự tháp Ai Cập đểu được chiêm ngưỡng các bức tượng Nhân sư (sphinx) khổng lồ - một thần vật đầu người, mình sư tử, đuôi rắn nằm trầm tư giữa trời xanh gió cát đã sáu, bảy nghìn năm.

Mỗi nhân vật như thế gắn liền với một huyền thoại làm nên những đặc sắc văn hóa của một đất nước, một dân tộc…

Trong văn chương cũng có những “nhân vật” hình thú, tính người như vậy. Các cậu ấm cô chiêu nào hè về chẳng say mê cuộc Tây du trèo đèo lội suối của thầy trò Đường tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, khâm phục chàng người-khỉ Tề Thiên đại thánh trung thành, hiên ngang, với 72 phép biến hóa, dẹp tan yêu quái và luôn đi trước mở đường, khinh ghét gã người-lợn Trư Bát giới bụng thỗn thện, lặc lè, tham ăn, lười biếng, dối trá, khoác lác và mê gái. Tuổi cài nơ nào chẳng một lần xúc động đến rơi lệ khi đọc truyện ngắn “Nàng tiên cá” của Andersen đã hy sinh tất cả vì Tình yêu mê đắm đối với chàng hoàng tử cao sang.

Người-Khỉ Tôn Ngộ Không, nhân vật hư cấu nổi tiếng đã đi vào lòng biết bao thế hệ người Việt.
Người-Khỉ Tôn Ngộ Không, nhân vật hư cấu nổi tiếng đã đi vào lòng biết bao thế hệ người Việt.

Rồi biết bao nhiêu tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, những phim kinh dị mà những con vật lai người làm mưa làm gió, gây ra những chuyện kinh hoàng.

Tất cả những nhân vật “chỉ một phần người” ấy hoàn toàn là những hư cấu của trí tưởng tượng. Cho đến hôm nay đã xuất hiện…

 

… những người lai thú đầu tiên

Với những tiến bộ của khoa học, nhất là sinh học và y học, con người có tham vọng thay quyền Tạo hóa, “phát minh” ra những gì mà Thiên nhiên chưa hề tạo ra.

Từ cuối thế kỷ trước, trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học Đan Mạch là Steen Willad đã xuất hiện một con vật kỳ dị gây ra sự sửng sốt của giới sinh học: nó có đầu dê nhưng bộ lông lại dày và xoăn tít của cừu. Trình làng với cái tên là “geep”, ông cho biết bằng cách ghép phôi, ông đã “tác thành” cho dê và cừu vốn là những kẻ xưa nay chưa từng “ăn nằm” với nhau. Geep chẳng qua là tên ghép của 2 từ goat (dê) và sheep (cừu) mà thành.

Từ ngày đó đến nay, áp dụng những phát minh gây chấn động thế kỷ 20 là phương pháp sinh sản vô tính, biến đổi gen, nuối cấy tế bào gốc, nhiều con vật lạ lùng khác đã lần lượt ra đời trong các phòng thí nghiệm thế giới.

’Với
Với sự phát triển của khoa học, những "sinh vật" như thế này sẽ tồn tại không chỉ trong thần thoại!

Làm người ta bàng hoàng nhất, là việc tạo ra những con vật có “tỷ lệ người” khác nhau trong cơ thể. Chưa có tên gọi chính thức, người ta tạm gọi những sản phẩm này là “cận người” (parahuman), “người lai vật” (human-animal hybrid, viết tắt là HAH). Phải chăng những HAH như vậy là dạng ban đầu của những “nhân vật” bước ra từ cổ tích, huyền thoại hoặc các tác phẩm văn học và điện ảnh mà ta đã nói ở trên vào cuộc sống hiện nay. Những người phản đối các loài hoàn toàn mới lạ này dùng thuật ngữ “chimera” để gọi chúng với hàm ý là “quái vật”. Thôi thì chúng ta cứ dùng thuật ngữ “sản phẩm HAH” là trung tính nhất và xin giới thiệu một vài HAH điển hình với bạn đọc.

 

HAH xuất hiện sớm nhất vào năm 2003 ở Trung Quốc, do 2 giáo sư Trường ĐH Y khoa số 2 ở Thượng Hải tạo ra bằng cách dùng tế bào gốc tiêm vào phôi thỏ. Sau khi được phôi mới của một HAH là “người-thỏ”, không muốn nhìn tận mặt loài thú lạ này, họ bèn hủy phôi đi để thu hồi tế bào gốc. Vì thế không có một tấm ảnh nào để biết diện mạo của chúng ra sao.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm