Khám phá

Kiếm hiệp Kim Dung: Lý do tác giả để Dương Quá cụt tay

Lần đầu đọc Thần điêu đại hiệp, hẳn rất nhiều người không khỏi luyến tiếc về số phận nhân vật chính Dương Quá khi bị cụt tay. Nhưng ít ai biết rằng chính nhờ tình tiết đó mà Dương Quá đã có chuyển biến tích cực về võ thuật và tính cách.

Cao thủ “hoàn mỹ” nhất võ lâm trong truyện kiếm hiệp Kim Dung / Tuyệt chiêu thiên hạ vô địch võ hiệp Kim Dung: Cao thủ võ lâm khiếp sợ

Dương Quá (hay Dương Qua trong bản dịch cũ) là nhân vật nam chính trong tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ (còn được gọi là Thần điêu đại hiệp) của cố nhà văn Kim Dung.

Dương Quá là con trai duy nhất của Dương Khang và Mục Niệm Từ. Trong 1 dịp tình cờ được vợ chồng Quách Tĩnh – Hoàng Dung gặp và đem về Đào Hoa đảo nuôi nấng. Trước khi về đảo có gặp gỡ Tây Độc Âu Dương Phong (lúc này đã mất trí), nhận làm nghĩa phụ.

Cổ Thiên Lạc và Lý Nhược Đồng trong Thần điêu đại hiệp năm 1995.

Tuy nhiên, sau nhiều lần bị nghi ngờ và hiểu lầm (phần do lý lịch xấu, phần do tính tình) Dương Quá phải di chuyển lên Toàn Chân giáo, rồi ở đây cũng không yên, cuối cùng được Tiểu Long Nữ thu nhận làm đệ tử phái Cổ Mộ. Cuộc đời của Dương Quá trải qua nhiều bể dâu chìm nổi, là nhân vật hiếm hoi của Kim Dung trải qua 3 giai đoạn cuộc đời trong 1 bộ truyện: thiếu niên, thanh niên và trung niên.

Tính cách

Dương Quá là một người thông minh, chí tính chí tình. Có cách hành xử cổ quái, nửa chính nửa tà. Không coi lễ giáo phong kiến ra gì khi công khai tuyên bố tình yêu của chàng với Tiểu Long Nữ – sư phụ của chàng. Ngoài ra chàng là một người có bản chất tốt đẹp, anh hùng sẵn sàng giúp người khác khi gặp khó khăn như đã rất nhiều lần cứu gia đình Quách Tĩnh, và có một thời gian dài đi hành hiệp cứu đời được nhân dân khắp nơi tôn sùng như thần thánh.

Nhân vật Dương Quá dễ khiến người xem liên tưởng đến người cha Dương Khang ba phần vô lại bảy phần phong lưu, tuy trước sau vẫn yêu say đắm Tiểu Long Nữ, nhưng với tính cách của Dương Quá, hành động ăn nói tùy tiện không thể che giấu được. Biểu hiện rõ nhất là khi gặp những cô gái trẻ đẹp, cho dù không phải kẻ háo sắc nhưng y luôn thích buông lời trêu ghẹo. Nhờ có võ công, tướng mạo và tài hoa xuất chúng, Dương Quábáohại khiến không ít cô gái loạn ý mê tình, thầm yêu trộm nhớ. Có thể kể đến những nhân vật như Lục Vô Song, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạc…

Trước khi cụt tay

 

Cổ Thiên Lạc trong vai Dương Quá.

Trước khi bị cụt tay, võ công của Dương Quá không phải thuộc loại xuất chúng, Kim Luân Pháp Vương từng nói thẳng về căn bản võ học của anh ta là “bác mà khôngtinh” (có số lượng mà thiếu chất lượng).

Chúng ta có thể điểm lại những trường phái mà Dương Quá từng học qua: từ Ngọc nữ tâm kinh đến Cửu âm chân công, từ Cáp mô công đến Tam thập lục bộ đả cẩu bổng pháp, từ Đạn chỉ thần thông đến Ngọc tiêu kiếm pháp… Có thể nói toàn là những kỳ công võ học đương thời.

Tuy Dương Quá thân mang nhiều tuyệt kỹ nhưng chưa luyện được đạt mức lợi hại, luận về thực lực anh ta thậm chí còn thua Hoắc Đô và Ba Đạt Nhĩ, nhiều trận thắng đều nhờ may mắn. Tuy nhiên, sau khi bị cụt tay, Dương Quá có bước chuyển lớn về nhân cách, đây chính là dụng ý sâu xa của Kim Dung.

Sau khi cụt tay

 

Một tháng sau khi Dương Quá cụt tay đã có sự thay đổi lớn, võ công tiến vượt bậc thành cao thủ hàng đầu. Sự tiến bộ vượt bậc về võ công, có thể thấy nguyên nhân trực tiếp nhất là cuộc kỳ ngộ với Thần Điêu, mà chuyện mất cánh tay là yếu tố then chốt.

Trên thực tế, không phải ở những tuyệt kỹ như Ngọc nữ tâm kinh, Đả cẩu bổng pháp, hay Cáp mô công, những võ công này trước đây Dương Quá cũng không phát huy được. Lý do ở đây là nhờ sự chỉ dẫn của Thần Điêu mà Dương Quá bắt đầu ngộ ra kiếm thuật của Độc Cô Cầu Bại, tức là nhờ bị mất cánh tay mà anh ta biết áp dụng chiêu thức đơn giản, biết điều khiển thanh kiếm nặng Huyền Thiết trở thành có sức mạnh vô địch thiên hạ.

Thời Dương Quá 20 tuổi nhưng đã luyện kiếm thuật Độc Cô Cầu Bại đến cảnh giới của người gần 40 tuổi. Đương lúc kiếm pháp của phái Toàn Chân và Cổ Mộ không phát huy công dụng, trong quá trình luyện kiếm Dương Quá đã ngộ ra những kiếm lý đơn giản, bình thường, lại có uy lực vô hạn: hoành tước, đảo phách, thuận thích, nghịch kích…

Trong 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ Dương Quá đã sáng tạo ra môn võ công Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng, một trong những môn võ độc đáo nhất củathế giớivõ hiệp.

Trong khi giao chiến Dương Quá có thể phối hợp các môn võ công một cách hài hòa và chàng ứng biến rất nhanh nhẹn nên trong các trận chiến hầu như chàng không gặp thất bại nào. Nếu không muốn nói, tại thời điểm đó trong thiên hạ gần như là không có một ai có thể đả bại Dương Quá (kể cả Chu Bá Thông, Hoàng Dược Sư, Quách Tĩnh, Kim Luân Pháp Vương hay một vài cao tăng trong thiếu lâm như Vô sắc hay Giác Viễn)

 

Lý do Kim Dung để Dương Quá cụt tay

Huỳnh Hiểu Minh trong vai Dương Quá.

Quá trình chuyển biến về phương diện võ thuật đi cùng với những chuyển biến về tính cách của Dương Quá, điều này chắc chắn liên quan đến dụng ý của Kim Dung khi cho Dương Quá cụt cánh tay. Sau khi cụt tay, kiếm thuật của Dương Quá không còn “màu mè phi thực”, còn về tính cách là sự chuyển hóa từ lãng tử tùy tiện thành đại hiệp điềm tĩnh vững vàng như ngọn núi…

Nếu Dương Quá trước khi cụt tay chỉ khiến người ta yêu thích, thì Dương Quá sau khi cụt tay mới thực sự khiến người ta nể phục. Cho dù sau khi cụt tay, ẩn chứa âm thầm trong nội tâm Dương Quá vẫn là sự kiêu ngạo, sự kiêu ngạo này rất giống với sự kiêu ngạo của Độc Cô Cầu Bại. Có lẽ vì thế mà cảm xúc của người xem như tăng thêm bội phần đi cùng với sự khiếm khuyết trên cơ thể Dương Quá.

Kim Dung cho Dương Quá cụt tay, một phần là để đảo ngược lại tính cách lãng tử, giúp anh ta phát huy hết khí phách của một trang nam nhi, từ đó gia cố thêm lòng kiên định của Dương Quá trong mối tình sâu sắc với Tiểu Long Nữ, triệt để hoàn thiện cả về kỹ thuật võ công lẫn cảm xúc ái tình. Như vậy, biến cố cụt tay là một ẩn ý rời bỏ sự hào nhoáng bên ngoài, bớt đi những thứ phù phiếm màu mè thiếu thực chất, chỉ có như vậy hình ảnh Dương Quá mới có thể nổi bật lên sức mạnh quyến rũ của một nhân cách chân chính, xứng danh một đại hiệp có khí phách hiên ngang.

 

Chắc hẳn với chi tiết này, Kim Dung muốn nhắn gửi với mọi người trong cuộc sống hiện thực cần không ngừng biết giác ngộ từ nội tâm, giác ngộ về những thứ phù phiếm. Muôn ngàn chúng sinh, trong đó có rất nhiều người thông minh tuyệt đỉnh, nhưng cho đến cuối đời vẫn khó thoát khỏi sự hồ đồ, mà có lẽ lý do chính là thiếu tấm lòng rộng rãi để cởi bỏ những u mê. Hình ảnh Dương Quá cụt tay để rồi công lực đạt mức siêu phàm chắc chắn có ngụ ý sâu xa. Nó khiến cho từ một lãng tử về sau Dương Quá lập được nhiều chiến công cho Đại Tống, cùng phu phụ Quách Tĩnh bảo vệ thành Tương Dương.

Trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, với võ công trác tuyệt, Dương Quá được tôn là Tây Cuồng – một trong Thiên hạ ngũ tuyệt (danh xưng thay cho “võ lâm ngũ bá” trước đó).

Khi tìm lại được Tiểu Long Nữ, Dương Quá quyết định cùng thê tử của mình bỏ đi ẩn dật và không ai biết họ đã đi đâu, sống như thế nào. Theo lời của cô gái áo vàng họ Dương (hậu duệ Dương Quá) ở cuối bộỶ thiên đồ long kýthì có nhắc tới “Chung Nam sơn hậu, hoạt tử nhân mộ, Thần điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ”. Rất có thể Dương Quá và Tiểu Long Nữ đã về Cổ Mộ, lánh ẩn giang hồ, sống cuộc sống tự tại.

Theo vothuat.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm