Kinh dị chuyện người đàn ông săn gấu hoang dã, cắt lìa 'của quý' chỉ vì điều này
Mới đây, cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ được tên tội phạm bị truy nã suốt 6 năm qua. Tên tội phạm này được gọi là Yarken, kẻ săn bắn động vật hoang dã trái phép vô cùng dày dặn kinh nghiệm.
Theo thông tin đăng tải, Yarken bắt đầu sự nghiệp săn bắn của mình từ năm 15 tuổi. Ngoại trừ chim công, lợn rừng, Yarken còn săn giết cả hổ vằn, gấu lợn, cả hai loài động vật được bảo vệ bởi Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã Ấn Độ, nằm trong danh sách động vật cần được bảo vệ gắt gao của IUCN.
Ảnh minh họa.
Được biết, người Ấn Độ tin rằng, ăn được bộ phận sinh dục của gấu lợn, đàn ông sẽ trở nên cường tráng hơn, khả năng sinh lý cũng tốt hơn. Vì vậy, Yarken không ngừng săn giết gấu lợn.
Mỗi khi săn được một con gấu lợn, Yarken đều chỉ cắt bỏ bộ phận sinh dục của gấu lợn, vứt bỏ lại thi thể, vô cùng tàn nhẫn. Hành vi của kẻ săn trộm này khiến nhiều người không khỏi phẫn nộ.
Vào năm 2014, Yarken lại tiếp tục to gan lớn mật săn giết hổ vằn. Cuối cùng bị cảnh sát địa phương phát lệnh truy nã.
Để trốn tránh, Yarken tiếp tục đi săn lợn rừng, hối lộ các thôn dân quanh đó che giấu mình, bởi vậy đã trốn thoát nhiều năm. Mãi cho đến gần đây, Yarken mới bị cảnh sát bắt được.
Hiện, Yarken phải đối mặt với nhiều cáo buộc khác nhau, chắc chắn sẽ phải ngồi tù nhiều năm, đền tội cho hành vi độc ác của mình.
Theo tìm hiểu, gấu lợn hay gấu lười là một loài gấu ăn đêm với lông rậm, sinh sống ở những cánh rừng đất thấp của Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka. Nó là loài duy nhất được phân loại thuộc chi Melursus. Con người săn bắt chúng chủ yếu là để lấy mật, là chất có giá trị của y học phương Đông. Gấu lợn đôi khi cũng được sử dụng vào mục đích giải trí như trong các rạp xiếc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'