Kinh hãi cảnh bầy chó hoang vây bắt và hạ gục trâu rừng cực chóng vánh
Clip: Bị đàn sư tử tấn công, hươu cao cổ vẫn thoát chết ngoạn mục / Clip: Cuộc chiến “tay ba” đầy gay cấn giữa trăn, lửng mật và chó rừng
Ảnh cắt từ clip.
Trâu rừng châu Phi là loài động vật ăn cỏ rất cường tráng, khi một cá thể trưởng thành có thể cao đến 1,5 mét, nặng 900kg. Tuy nhiên những con số này không nói lên nhiều điều khi chúng phải đối đầu với kẻ đi săn với số đông và chiến thuật bài bản như chó hoang.
Trong một đoạn video đầy kịch tính ghi lại cảnh chạm trán giữa 2 loài vật này, có thể thấy con trâu rừng mặc dù đã trưởng thành và khỏe mạnh, nhưng cũng không thể tạo ra nhiều bất ngờ trước những kẻ đi săn tinh quái.
Với kích thước hạn chế của mình, chó hoang ít khi dám tấn công trâu rừng hay các loài ăn cỏ cỡ lớn. Mục tiêu ưa thích của chúng thường chỉ là loài linh dương nhỏ bé, hay các con vật bị thương từ cuộc đi săn trước đó.
Tuy nhiên ở trường hợp cá biệt này, chó hoang với khoảng 15 thành viên đã liều lĩnh lao vào tấn công một bầy trâu rừng với hàng trăm con trâu trưởng thành. Chiến thuật của chúng thành công một cách bất ngờ, khi đã tách được một con trâu cái rớt lại phía sau.
Chứng kiến con trâu tội nghiệp bị vây bắt, một vài người bạn của nó đã quay lại với ý định giúp đỡ. Thế nhưng những chó lập tức tách thành 2 nhóm. Trong khi một nhóm tiếp tục bám lấy con mồi, thì những con còn lại lao tới để ngăn cản mọi sự giúp đỡ.
Đối đầu với kẻ địch nhỏ con nhưng đầy mưu mẹo và tinh quái, con trâu rừng mạnh mẽ sớm bị hạ gục và nằm phơi xác giữa cánh đồng hoang.
Mark Nicholson, hướng dẫn viên du lịch tại vườn quốc gia Zambezi (Zimbabwe) - cũng là người ghi lại đoạn video, cho rằng anh chưa từng chứng kiến cuộc săn nào chuyên nghiệp và kịch tính như vậy trong suốt 16 năm tác nghiệp.
"Đây chắc chắn là cảnh tượng đáng kinh ngạc nhất mà tôi từng thấy và có lẽ cũng không dễ để bắt gặp những trường hợp thế này", Nicholson thú nhận.
Theo lời kể của Nicholson, có nhiều bầy chó hoang từng thử tấn công trâu rừng bằng cách cô lập những con cái yếu ớt khỏi đàn, nhưng chúng chưa từng thành công.
Dẫu vậy, có thể thấy rằng chiến thuật săn mồi của chúng đã tạo ra sự khác biệt đáng kể, đặc biệt là khi so sánh về sự chênh lệch kích thước giữa 2 loài động vật.
Chó hoang châu Phi hay còn gọi là sói linh hay sói vằn (tên khoa học: Lycaon pictus) là loài động vật có vú trong họ Chó, chủ yếu phân bố ở châu Phi. Chúng là loài động vật có tính xã hội cao, sống trong các bầy có phân cấp thống trị riêng biệt cho con đực và con cái.
Các tài liệu ghi nhận chó hoang châu Phi là bậc thầy của nghệ thuật phối hợp săn mồi trên thảo nguyên với tỷ lệ săn mồi thành công lên đến 3/4 trong mỗi chuyến săn, từng cá thể có ý thức kỹ luật và đoàn kết tốt.
Chúng còn là một trong những loài thú có cú cắn mạnh nhất trong các loài động vật có vú trong bộ ăn thịt, khi có thể dễ dàng xé toạc phần thịt mềm của các loài động vật ăn cỏ như linh dương, thậm chí là trâu rừng.
Mặc dù có khả năng thích nghi cao và săn mồi hiệu quả, song chó hoang châu Phi vẫn được liệt vào hạng bị đe dọa cấp độ 2 (IUCN 3.1).
Theo các tổ chức bảo tồn động vật, từng có khoảng 500.000 con chó hoang châu Phi sống rải rác ở 39 quốc gia, với bầy có thể lên tới 100 con hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên hiện nay, chỉ có khoảng 3.000 - 5.000 cá thể phân bố tại 14 quốc gia, chủ yếu ở miền Đông và miền Nam châu Phi.
Sự suy giảm của quần thể này đang diễn ra do sự phân mảnh môi trường sống, sự đàn áp của con người và dịch bệnh.
- Video: Kinh hãi cảnh bầy chó hoang vây bắt và hạ gục trâu rừng cực chóng vánh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?