Kinh hoàng... “dịch cười”
Nơi những cô gái còn trinh trở thành nô lệ, phải lao dịch cả đời chuộc lỗi cho tổ tiên / Top 10 điểm đến “trong mơ” năm 2021 tại mùa dịch Covid-19 của “giới cuồng chân”
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó bạn cười không thể ngừng và lây lan sang người khác? Chuyện kỳ lạ này đã xảy ra tại một ngôi làng xa xôi ở châu Phi và trở thành một bí ẩn khó giải đáp.
Lan ra từ trường học
Chuyện bắt đầu vào ngày 31/1/1962 tại một trường nội trú dành cho nữ sinh do hội truyền giáo điều hành ở Kashasha, Tanganyika (nay là Tanzania, châu Phi). Hôm đó, không có gì báo trước, đột nhiên một vài học sinh của trường phát ra những tràng cười không kiểm soát được. Hiện tượng này không có nguyên nhân và xảy ra vào thời điểm không thích hợp, không đúng lúc.
Ban đầu được xem là một hiện tượng kỳ lạ có tính riêng lẻ, nhưng những ngày sau đó, tiếng cười bắt đầu lan rộng ra, nhiều học sinh bỗng dưng cười khúc khích, rồi cười từng cơn, cho đến khi những tràng cười lan ra như đám cháy rừng trong toàn trường, khiến phụ huynh và giáo viên, những người không bị ảnh hưởng, vô cùng bối rối, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
“Dịch cười” bắt đầu từ trường học.
Tình hình trở nên tồi tệ khi có đến 95 trong tổng số 159 học sinh mắc tình trạng này. Không thể giảng dạy gì được, nhiều giáo viên phải xin nghỉ khiến trường học buộc phải đóng cửa. Học sinh được trở về nhà.
Tuy nhiên, hiện tượng lạ lùng này vẫn không chấm dứt, “virus cười” từ học sinh lây lan sang phần còn lại của ngôi làng và các khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến 14 trường học, khiến trên 1.000 người với mọi lứa tuổi, giới tính bị lây “bệnh”.
Đáng chú ý là vào tháng 5, ngôi trường này mở cửa trở lại, nhưng 57 học sinh tiếp tục mắc chứng cười không kiểm soát, buộc nhà trường phải đóng cửa một lần nữa.
Các triệu chứng của tình trạng không giải thích này bao gồm các cơn cười không dứt, sau đó là khóc hoặc la hét, bị đau đớn hoặc mệt mỏi toàn thân, ngất xỉu, gặp các vấn đề về hô hấp, phát ban, kéo dài từ vài giờ đến 16 ngày.
Tác dụng phụ của “dịch cười” gồm có bồn chồn, căng thẳng quá mức và thỉnh thoảng bùng nổ bạo lực, thậm chí chúng trở nên tồi tệ đến mức một số trẻ em phải nằm liệt giường do kiệt sức vì không thể ngừng cười.
Cơn đại dịch quái lạ này lan sang các làng lân cận, thậm chí lây sang nước láng giềng Uganda, gây xáo trộn một cách nghiêm trọng ở nước này.
Người Tanzania gọi nó là omuneepo, hay “bệnh cười”, các bác sĩ và nhà khoa học đã nghiên cứu tình trạng này nhưng không tìm ra nguyên nhân nào có liên quan đến thể chất khiến cho “dịch” bùng phát.
Mẫu máu của một số học sinh được phân tích tại các phòng thí nghiệm hàng đầu của Kinshasa và Cairo nhưng các nhà khoa học không tìm thấy dấu hiệu lây nhiễm hay những bất thường nào.
Bệnh dịch cười này diễn ra trong suốt 18 tháng. Nhà khoa học F. Hempelmann, thuộc Đại học Texas A&M, đã nói về hiện tượng trên: “Một người cười, rồi người khác cười, rồi những tiếng cười lan ra như tuyết lở.
Khi cha mẹ đón con từ trường về nhà, họ bắt đầu cười. Sau đó, nó lan sang các làng khác. Trận dịch cười này kéo dài từ sáu tháng đến một năm rưỡi”. Dịch bệnh kỳ lạ trên đã được ghi lại trên Tạp chí Y học Trung Phi với tiêu đề “Một trận dịch gây cười ở Tanganyika” vào năm 1963. .
Đi tìm nguyên nhân
Dịch cười sau đó bỗng nhiên chấm dứt cũng đột ngột như khi nó bắt đầu, khiến các bác sĩ và nhà khoa học phải vò đầu bứt tai, không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Một trong những giả thuyết chính cho rằng đó là một dạng bệnh bắt nguồn từ tâm lý hoặc xã hội, gây căng thẳng mạn tính và chỉ đơn thuần là do tâm lý, thuộc chứng rối loạn phân ly tập thể. Hempelmann đã giải thích:
- Hiện nay, chúng tôi gọi đại dịch này là Bệnh tâm sinh tập thể (Mass Psychogenic Illness - MPI). Nó bắt nguồn từ tâm lý, có nghĩa là tất cả đều nằm trong tâm trí của những người mắc phải, chứ không nằm trong yếu tố môi trường, như ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm chất độc.
Có một yếu tố căng thẳng chung tiềm ẩn trong dân số, thường xảy ra ở một nhóm người không có nhiều quyền lực. MPI là giải pháp cuối cùng cho những người có địa vị thấp.
Đó là một cách dễ dàng để họ thể hiện điều gì đó không ổn. Đây cũng có thể là lý do tại sao nó liên quan nhiều hơn với phụ nữ. Cũng có thể xem đây là căn bệnh được xác định về mặt văn hóa.
Theo giả thuyết này, tất cả đều do tâm thần. Các học sinh ở trường Kashasha có lẽ đã trải qua giai đoạn áp lực tâm lý nghiêm trọng khi phải xa nhà lần đầu tiên, khép mình trong kỷ luật khắt khe và những quy định theo tín ngưỡng.
Một số người thì nghiêng về giả thuyết cho rằng thủ phạm của dịch cười là một loại virus nào đó từ não gây ra. Theo Silvia Cardoso, nhà sinh vật học hành vi thuộc Đại học Campinas ở Brazil, dịch bệnh cười là do một loại virus tương tự như bệnh viêm não, làm hỏng các cấu trúc ở phần cơ bản của não và tạo ra những tràng cười không kiểm soát.
Bà cho rằng, không thể tin được một phản ứng thuần túy tâm lý đám đông lại kéo dài và lan rộng đến như vậy. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết không có dấu hiệu của virus hoặc bất kỳ loại độc tố nào được phát hiệnở những nạn nhân của dịch bệnh này.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra dịch bệnh cười vẫn chưa được giải thích và nó vẫn còn là một bí ẩn thách thức giới y học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?