Khám phá

Khu mộ cổ Nhật Bản chôn cất 1.500 hài cốt trong hố tròn: Đại dịch kinh hoàng không kém COVID-19?

Một khu mộ cổ tập thể hình tổ ong đã được phát hiện tại thành phố Osaka, Nhật Bản đặt ra một câu hỏi lớn về nguyên nhân cái chết của những bộ hài cốt.

Mộ cổ thường hay bị trộm, mộ của Triệu Vân dựa vào đâu mà có thể bình yên gần 2.000 năm, không ai dám động đến? / Choáng ngợp trước 'kho vàng' trong ngôi mộ cổ ở Kazakhstan

Khu mộ tập thể

Dựa trên tin tức từ tờ Daily Mail The Sun của Anh, vào ngày 25/8/2020 một cụm mộ cổ ở Osaka - Nhật Bản đã được tìm thấy với số lượng khổng lồ các thi thể được cuộn tròn và đặt vào trong những cái hố nông hình tròn với độ sâu khoảng 1 mét. Khung cảnh ghê rợn khiến các chuyên gia và những người ở hiện trường không khỏi giật mình kinh ngạc.

Khu mộ tập thể này ban đầu được phát hiện khi thành phố đang thi hành các hạng mục xây dựng đô thị ở Nhật Bản. Tính cho đến nay, đây là cuộc nghiên cứu khảo cổ có quy mô lớn nhất của Nhật Bản. Các nhà khảo cổ nước này đã tiến hành khai quật trên vùng diện tích rộng khoảng 2.400 mét vuông ở cuối phía tây nam của khu vực Umekita.

Khu mộ cổ Nhật Bản chôn cất 1.500 hài cốt trong hố tròn: Đại dịch kinh hoàng không kém Covid-19? - Ảnh 1.

Toàn cảnh khu mộ tập thể. Hình ảnh: Netease

Vị trí của nó nằm gần một nhà ga lớn ở Osaka, The Sun còn nhận xét rằng diện tích khu vực này tương đương với nhà ga Grand Central ở New York hay nhà ga King’s Cross station ở London.

Ở trung tâm của khu vực phía nam là một công trình đá móng lớn 11,6 mét theo hướng đông tây và 7,8 mét theo hướng bắc nam. Đây là những khối vững chắc với bốn phiến đá vuông mỗi cạnh khoảng 0,7 mét xếp chồng lên nhau.

Ở hai phía bắc và nam, có dày đặc những cỗ quan tài gỗ hình vuông được chôn cất bằng máng. Các đồ tùy táng trong khu mộ bao gồm chuỗi hạt, đồng xu, lược cũng như nhiều búp bê đất sét khác nhau...

Khu mộ cổ Nhật Bản chôn cất 1.500 hài cốt trong hố tròn: Đại dịch kinh hoàng không kém Covid-19? - Ảnh 3.

Những đồ tùy táng được tìm thấy tại cụm mộ kì lạ. Hình ảnh: Netease

Nghĩa địa khổng lồ của Osaka này có tên "Lăng mộ Umeda" hay "Umeda Graves". Theo tính toán của các chuyên gia, những ngôi mộ này thuộc niên đại vào thời kỳ Edo (bắt đầu vào năm 1603 và kết thúc vào năm 1868) đến thời Minh Trị, lăng mộ Umeda là một trong bảy nghĩa trang lịch sử của thành phố Osaka.

 

Trận đại dịch kinh hoàng

Mới đây, thành phố Osaka đã ra thông báo công bố kết quả khai quật mới, tổng cộng đã tìm thấy hơn 1.500 bộ hài cốt, những bộ xương này được cuộn lại, từng bộ từng bộ xếp chồng lên nhau sau đó được nhét vào trong cùng một ngôi mộ hình tròn nhỏ.

Cùng theo thông cáo của thành phố Osaka, những hài cốt được khai quật này không chỉ bao gồm xương người mà còn có cả xương động vật cũng được chôn chung tại cụm mộ, với 4 con lợn con ở phần phía Bắc và 2 con ngựa ở phần phía Nam khu mộ. Một bộ xương mèo bên cạnh một bộ xương người cũng đã được tìm thấy.

Khu mộ cổ Nhật Bản chôn cất 1.500 hài cốt trong hố tròn: Đại dịch kinh hoàng không kém Covid-19? - Ảnh 5.

Những bộ xương người và xương động vật trong những hố chôn hình tròn được khai quật tại cụm mộ ở Osaka. Hình ảnh: Netease

Có thể những người được chôn cất ở đây là những người bình thường sống ở thị trấn lâu đài Osaka và khu vực lân cận vào đầu thế kỷ 19.

Từ kết quả phân tích xương người được khai quật trong cuộc khảo sát trước đó, nhiều người đã chết ở độ tuổi trung bình là 30 tuổi và rất nhiều trẻ em. Người ta cũng phát hiện ra rằng có không ít những bộ xương có thương tích nặng, chủ yếu ở tứ chi.

 

Theo kết luận cuối cùng của các chuyên gia thì những người này chết cùng thời điểm với nhau, và nguyên nhân cái chết nhiều khả năng là do một đại dịch truyền nhiễm lúc bấy giờ.

Khu mộ cổ Nhật Bản chôn cất 1.500 hài cốt trong hố tròn: Đại dịch kinh hoàng không kém Covid-19? - Ảnh 7.

Khung cảnh khai quật tại cụm ngôi mộ. Hình ảnh: Netease

Điều này không khỏi khiến cho giới chuyên gia và cư dân mạng xót xa khi nghĩ đến đại dịch COVID-19 đang hoành hành tại thời điểm này. Và dù có ở thế kỷ nào đi chăng nữa, đại dịch truyền nhiễm luôn là kẻ thù của loài người và để lại những vết tích đau thương khi hậu thế nhìn lại qua các di tích khảo cổ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm