Kinh hoàng: Nghi lễ làm người chết 'sống lại' ở Indonesia
Ngắm chim, người đàn ông... đạp trúng kho tiền vàng 2.000 năm / Những bất ngờ trong đám cưới đặc biệt của Nam Phương hoàng hậu
Có rất nhiều cách giúp bạn thể hiện tình yêu và lòng biết ơn đối với cha mẹ của mình. Thế nhưng, người Torajan ở Indonesia lại có cách thể hiện “đạo lý uống nước nhớ nguồn” theo cách của riêng mình.
Bạn trông những xác chết này có vẻ “ấm lên”! Tại một ngôi làng ở In donesia, nơi có truyền thống đào thi thể đã được chôn dưới đát lên, mặc quần áo cho họ để thể hiện “tình yêu và sự biết ơn” với tổ tiên của mình.
Người Torajan ở Indonesia luôn tự hào thể hiện những thi thể của dòng họ của mình, bằng việc đào mộ tổ tiên lên và mặc quần áo mới cho họ theo một nghi lễ cổ truyền với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn và tình yêu của mình với những người đã mất.
Cứ 3 năm 1 lần, bộ tộc từ đảo Sulawesi lại khai quật những ngôi mộ của tổ tiên mình lấy thi hài người chết để thực hiện một nghi lễ rất quan trọng. Những thi hài này được rửa sạch và mặc những bộ quần áo mới để chụp ảnh với con cháu của mình. Nghi lễ này được biết đến như là một lễ hội Ma'nene.
Nghi lễ này với cái tên là “'The Ceremony of Cleaning Corpses” tạm dịch là “Nghi lễ làm sạch cho các xác chết” đã diễn ra trong suốt hơn 1 thế kỷ qua. Đây được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc sống của người dân Torajan, một nhóm dân tộc bản địa đếntừ khu vực miền núi Tana Toraja.
Hầu hết tiền tiết kiệm cả đời họ chỉ để xây một ngôi mộ "xứng đáng" cho mình và người thân. Với người Torajan, một đám tang có thể diễn ra vài tuần hoặc vài tháng. Với những đám tang "xa hoa" này họ cần tiêu hết khoản tiền tiết kiệm của mình và thậm chí phải vay mượn. Họ cho rằng: Đám tang không phải là sự ra đi lần cuối. Nếu như trong làng có bất cứ người già nào qua đời, họ cẩn thận bọc thi thể của họ với nhiều lớp vải để ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, động vật,...làm hư hại thi thể.
Những người Torajan sống trên những vùng núi cao của Sulawesi ở Indonesia. Đây là khu vực rất xa, nhưng nhiều người trong làng đã hoàn toàn tự trị cho đến những năm 1970, khi khu vực này được tiếp xúc với thế giới bên ngoài bởi các giáo sĩ người Hà Lan.
Hơn thế nữa, người dân trong làng được khuyến khích kết hôn với những người trong gia đình của họ - nhưng chỉ vượt ra ngoài anh em họ ở đời thứ tư. Theo quan niệm của ngườiTorajan, chết không phải là một bước cuối cùng, nhưng đó chỉ là một bước trong một đời sống tâm linh.
Người Torajan tin rằng tinh thần của người chết luôn luôn trở về làng, về nguồn gốc. Chính niềm tin đó đã ngăn cản nhiều người từ bao đời nay không bao giờ rời khỏi nhà trừ trường hợp chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời