Kinh ngạc 5 loài chim bay cao nhất thế giới
Sếu, thiên nga lớn hay ngỗng đầu sọc là một số những loài chim có khả năng bay đến độ cao không tưởng.
Trâu rừng quyết liệt đuổi 2 sư tử giành chỗ tắm nắng / Mê mẩn trước vẻ đẹp của giống mèo huyền thoại thuần chủng nhất


Ngỗng đầu sọc hay còn gọi là ngỗng Ấn Độ có thể bay tới độ cao 8.839m - cao hơn cả đỉnh Everest. Loài ngỗng đầu sọc có dung tích phổi lớn hơn loài ngỗng thông thường, giúp nó bay qua rặng núi cao nhất hành tinh Himalaya - nơi có áp suất không khí thấp. Bên cạnh đó, cơ thể loài chim này chứa nhiều mao mạch và các tế bào hồng cầu hơn các loài chim khác. Điều này đồng nghĩa ô-xy sẽ được cung cấp đến các tế bào cơ nhanh hơn.

Sếu là loài chim có khả năng bay cao thứ hai trên trong giới tự nhiên. Nó có thể bay qua dãy Himalayas ở độ cao 33.000m. Vào mùa đông, sếu thường di cư đến Bắc Phi để tránh rét và thường di chuyển thành từng đàn lớn hình chữ V.

Pyrrhocorax graculus là một loài chim họ quạ, có bộ lông màu đen bóng, mỏ vàng, mắt nâu sẫm và chân đỏ. Loài chim này có kỹ thuật bay vô cùng điêu luyện, có thể bay vòng quanh dãy Himalayas và bay tới độ cao 8.077m.

Thiên nga lớn là loài chim di cứ lớn, sống ở vùng đồng lầy, đầm, lãnh nguyên và ao hồ phía nam đại lục u - Á. Thiên nga lớn nổi bật với chiếc cổ dài và cái mỏ màu vàng đen. Vào mùa đông, chúng thường di cư đến Đức, Đan Mạch và Anh. Loài chim này có thể bay tới độ cao 8.229m so với mực nước biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Cột tin quảng cáo