Kinh ngạc cảnh ướp xác, bọc vàng thi hài nhà sư nổi tiếng Trung Quốc
Sau khi viên tịch, nhà sư Phúc Hậu ở chùa Sùng Phúc, Tuyền Châu, Trung Quốc được tiến hành ướp xác. Sau 3 năm, thi hài của nhà sư hầu như không có dấu hiệu phân hủy, vì vậy, xác ướp được bọc trong một lớp vàng tuyệt mỹ để bảo quản.
Bên trong thành phố nguy hiểm nhất thế giới / Mừng mùa lễ hội Giáng sinh 2018: 'Bật mí' về ông già Noel và tuần lộc
Xác ướp nhà sư Phúc Hậu là một trong những thi hài nguyên vẹn nổi tiếng nhất thế giới.
Nhà sư Phúc Hậu qua đời vào năm 2012 ở tuổi 94 sau khi dành gần hết cuộc đời tu hành ở chùa Sùng Phúc tại thành phố Tuyền Châu phía đông nam Trung Quốc.
Nhà sư Phúc Hậu quy y cửa Phật từ năm 13 tuổi. Ông được tôn là bậc cao tăng bởi sự chuyên tâm trong tu hành.
Thường ngày, nhà sư Phúc Hậu rất ít nói và hiếm khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Trước khi qua đời, nhà sư Phúc Hậu bày tỏ tâm nguyện muốn được ướp xác.
Do vậy, sau khi viên tịch, các chuyên gia đã tiến hành ướp xác nhà sư Phúc Hậu. Kế đến, chuyên gia đặt thi hài nhà sư vào trong một chiếc ang sứ lớn ở tư thế kiết già và lưu giữ ở gian thờ tổ tiên trong chùa Phổ Chiếu.
Đến tháng 1/2016, chiếc ang được mở ra với xác ướp nhà sư Phúc Hậu hầu như không có dấu hiệu phân hủy ngoại trừ phần da khô kiệt. Người theo đạo Phật ở địa phương tin rằng chỉ có thi thể của một nhà sư đức mạnh mới còn vẹn nguyên sau khi ướp xác.
Sau khi đưa ra khỏi ang, thi thể nhà sư Phúc Hậu được lau sạch thân thể bằng rượu, bọc nhiều lớp vải gạc, phủ sơn mài trước khi được dát lá vàng và sơn vàng.
Sau cùng, thi hài nhà sư Phúc Hậu được khoác lên người bộ áo cà sa và đặt trong tủ kính để các phật tử và công chúng chiêm ngưỡng, tỏ lòng tôn kính.
kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những ‘quái vật’ gây chấn động vì xuất hiện ở Việt Nam: Số 1 gây ám ảnh, số 3 bí ẩn chưa có lời giải
Tìm hiểu nguồn gốc lâu đời của dòng họ Nguyễn ở Việt Nam, thủy tổ là nhân vật ít ai ngờ đến
Những sinh vật bí ẩn gây tranh cãi suốt hàng nghìn năm qua: Số 1 là linh thú cao nhất của Việt Nam
Tây Du Ký 1986: Hé lộ danh tính 5 vị thần canh giữ Tôn Ngộ Không ở núi Ngũ Hành Sơn
CLIP: Báo đốm bị lợn rừng húc văng vì tội lề mề
3 nhà văn hiếm hoi ở Việt Nam đều mang hàm Thiếu tướng, 1 người từng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cột tin quảng cáo