Kinh ngạc số phận đôi bốt theo chân Napoleon đi lưu đày
Sau thất bại lịch sử trong trận Waterloo năm 1815, hoàng đế Napoleon nổi tiếng của Pháp thoái vị và đi lưu đày tại đảo St. Helena xa xôi ở Nam Đại Tây Dương. Trong chuyến hành trình ấy, Napoleon sử dụng một đôi bốt cao cổ.
Săn con thần dược, bé bằng ngón tay thu về gần nửa triệu mỗi ngày / Top 6 "thủy quái" săn mồi hung tợn và ghê rợn nhất trên sông Amazon
Hoàng đế Napoleon nổi tiếng của Pháp với tài cầm quân đánh trận. Thế nhưng, ông gặp thất bại lịch sử trong trận Waterloo năm 1815.
Theo đó, trận Waterloo là trận đánh cuối cùng trong sự nghiệp nhà binh của hoàng đế Napoleon.
Nguyên do là sau thất bại trên, Napoleon thoái vị, nhường ngôi cho con và đi lưu đày tại đảo St. Helena xa xôi ở Nam Đại Tây Dương.
Napoleon sống những năm tháng cuối cùng ở đảo St. Helena trước khi qua đời vào năm 1821.
Đồng hành cùng Napoleon trong chuyến lưu đày tới đảo St. Helena là một đôi bốt cao cổ. Đôi bốt này của ông có size 40.
Sau khi ông hoàng một thời của Pháp qua đời, Bá tước Henri Gatien Bertrand - vị tướng đã đồng hành cùng Napoleon trong chuyến lưu đày trên mang đôi bốt của vị tướng lừng lẫy một thời từ đảo St. Helena về Pháp.
Kế đến, Bá tước Henri Gatien Bertrand tặng đôi bốt trên cho Carlo Marochetti để làm mẫu khi nhà điêu khắc người Pháp tạc tượng Napoleon cưỡi ngựa.
Tiếp đến, con trai của Marochetti đem tặng đôi bốt của Napoleon cho chính trị gia Paul le Roux. Ông là một bộ trưởng thuộc Đệ Nhị Đế chế Pháp. Khi ấy, cháu trai Napoleon Bonaparte là Napoleon III trị vì chính quyền.
Gia đình của chính trị gia Paul le Roux giữ đôi bốt của hoàng đế Napoleon lừng lẫy lịch sử từ đó cho tới nay.
Mới đây, đôi bốt được Hoàng đế Napoleon I sử dụng trong chuyến lưu đày được bán trong phiên đấu giá tại Paris với số tiền lên đến 128.000 USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Cột tin quảng cáo