Kinh ngạc tài quân sự kiệt xuất của cháu nội Thành Cát Tư Hãn
Hốt Tất Liệt là cháu nội Thành Cát Tư Hãn và là người sáng lập ra nhà Nguyên. Giống như ông nội, Hốt Tất Liệt giỏi cầm quân và thực hiện nhiều cuộc chinh chiến và đạt được nhiều chiến công lớn trên chiến trường.
Mỹ nhân nào được Thành Cát Tư Hãn yêu thương nhất? / Chi tiết gây sốc về phần mộ Thành Cát Tư Hãn
Sinh năm 1215, cháu nội Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt giỏi cưỡi ngựa, bắn cung và chiến đấu như những chiến binh Mông Cổ xuất sắc. Cha của Hốt Tất Liệt là Đà Lôi - con trai thứ tư của Thành Cát Tư Hãn.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227, con trai thứ ba của ông là Oa Khoát Đài trở thành Đại hãn thứ hai của Mông Cổ.
Sau khi lên ngai báu, Oa Khoát Đài ban cho người em Đà Lôi cai quản một vùng đất rộng lớn ở nhà Tấn mà Mông Cổ mới chinh phục được.
Ngay cả Hốt Tất Liệt cũng được Oa Khoát Đài giao cho cai quản khu vực Hà Bắc với 10.000 hộ dân vào năm 1234.
Trở thành lãnh chúa một phương, Hốt Tất Liệt thực hiện một số cải cách giúp kinh tế nơi ông cai trị phát triển.
Oa Khoát Đài cai trị đến năm 1241. Sau khi qua đời, con trai của ông là Quý Do (Güyük) trở thành Đại hãn tiếp theo của Mông Cổ. Đến năm 1248, Quý Do qua đời và truyền ngôi cho anh trai Đà Lôi (Möngke).
Vào năm 1259, Đại hãn Mông Kha cùng với em trai là Hốt Tất Liệt và tướng Ngột Lương Hợp Thai chia binh tấn công mãnh liệt Nam Tống. Trong trận chiến này, Hốt Tất Liệt đánh Ngạc Châu.
Dưới sự chỉ huy của Hốt Tất Liệt, quân Mông Cổ đã có một số lợi thế. Thế nhưng khi cuộc chiến đang diễn ra thì Đại hãn Mông Kha bất ngờ qua đời do bị đạn đá bắn trúng nên xảy ra cuộc nội chiến tranh giành ngai báu.
Khi ấy, Hốt Tất Liệt tạm hòa hoãn với Nam Tống để về Mông Cổ và chiếm được ưu thế trong cuộc chiến tranh ngôi. Vào năm 1264, ông đánh bại em út của Mông Kha là A Lý Bất Ca để trở thành Đại hãn tiếp theo của Mông Cổ.
Sau khi ổn định tình hình trong nước, Hốt Tất Liệt dẫn quân quay trở lại xâm lược Nam Tống và chiếm được thành Điếu Ngư và Tứ Xuyên. Đến năm 1271, sau khi tiêu diệt nhà Nam Tống, Hốt Tất Liệt lấy quốc hiệu là Đại Nguyên, đóng đô tại Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay).
Theo Tâm Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Cột tin quảng cáo