Kinh ngạc trước vóc dáng "nam thần" của… loài người tuyệt chủng 2 triệu tuổi
Chú cáo Bắc Cực đi bộ hàng nghìn km từ Na Uy sang Canada / Hoảng hồn trước cảnh hổ đói lao từ trong rừng ra đường truy sát người đi xe máy
Người Homo erectus, loài tuyệt chủng thuộc chi Người đã xuất hiện trên địa cầu 2 triệu năm về trước. Với niên đại của những hài cốt, họ từng bị coi là những người vượn với vóc dáng nhỏ bé xấu xí, nhưng nghiên cứu mới đứng đầu bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) cho thấy rằng điều đó không đúng.
Cậu bé Turkana, bộ xương Homo erectus có thể nói là được bảo tồn tốt nhất thế giới - ảnh: M.Bastir
Bài công bố trên Nature Ecology and Evolution cho biết thể hình của các Homo erectus đã phát triển giống kiểu thể hình của các cầu thủ bóng bầu dục, một môn thể thao đòi hỏi cả tốc độ và sức mạnh: họ có đôi chân dài và cánh tay ngắn hơn vượn nhiều giống như Homo sapiens chúng ta, cùng một vòm ngực rộng và sâu như "loài người chiến binh" Neanderthals.
Đôi chân dài, nhanh nhẹn và kỹ năng chạy bộ đường dài tốt giống như người hiện đại của loài người cổ này là một thích nghi về mặt tiến hóa cho phép những người này sinh tồn trong các thảo nguyên khô và nóng, rời ra cuộc sống phụ thuộc vào cây cối và rừng rậm của các vượn người cổ đại. Với niên đại của mình, họ là những cá thể thuộc chi Người đầu tiên tiến hóa đôi chân và khả năng chạy bộ theo cách đó.
Từ trái qua: khung xương thể hiện hình dáng ngực người hiện đại, Homo erectus và người Neanderthanls
Vì thế, ban đầu các nhà khoa học cho rằng họ cần có thân hình cao mà mảnh khảnh hơn so với các loài người cổ đại khác, điều kiện phù hợp để bảo đảm cuộc sống cần di chuyển nhanh trên thảo nguyên. Nhưng thật bất ngờ khi họ có một vòm ngực vạm vỡ. Cũng vì mục đích sinh tồn, thể hình của họ không đồ sộ kiểu vận động viên thể hình, mà có sự săn chắc như các cầu thủ.
Để đi đến kết luận trên, các tác giả đã phân tích di hài hóa thạch của Cậu bé Turkana, một Homo erectus mất lúc 1,5 tuổi, với phần cột sống và xương sườn may mắn được thu thập đầy đủ. Cách bộ xương phát triển đủ để các nhà khoa học tái hiện chân dung cậu bé khi trưởng thành.
Cận cảnh một ông lão Homo erectus lực lưỡng - ảnh: SHUTTERSTOCK/GIORGIO ROSSI
Trước đó, người Neanderthals cũng từng được ngưỡng mộ với vóc dáng của một lực sĩ và cột sống có thể nói là còn thẳng hơn người hiện đại.
Một cuộc khai quật hài cốt loài người tuyệt chủng Homo erectus - ảnh: ĐẠI HỌC QUỐC GIA ÚC
Tuy những đặc điểm của các vị tổ tiên khác loài này có vẻ là mục tiêu nhiều người hiện đại cố gắng đạt đến, nhưng theo theo tiến sĩ Scott Williams từ Đại học New York (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, thể hình có phần gầy gò hơn của chúng ta là một điểm mạnh về mặt tiến hóa: bộ ngực phẳng, cao, xương chậu và xương sườn hẹp đặc trưng của Homo sapiens giúp tối ưu hóa cho những hoạt động cần sức bền, phần nào là nguyên nhân giúp chúng ta sinh tồn trong nhiều điều kiện khác nhau và trở thành loài cuối cùng còn tồn tại trong chi Người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?