Khám phá

Kinh thành Huế - địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé thăm miền Trung

Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (1802-1945). Hiện nay, địa điểm này là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Vẻ lộng lẫy của “thiên đường màu xanh” ngay ở Việt Nam / Chiêm ngưỡng vẻ bình yên, thơ mộng của con đường biển "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Ảnh: Tuoitre.

Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Ảnh: Tuoitre.

Khu kỳ đài (cột cờ) nằm chính giữa mặt phía Nam của Kinh thành Huế. Ảnh: Zing.
Khu kỳ đài (cột cờ) nằm chính giữa mặt phía Nam của Kinh thành Huế. Ảnh: Zing.

Phía Nam của Kinh thành Huế giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía Tây giáp đường Lê Duẩn; phía Bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía Đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Ảnh: Zing.
Phía Nam của Kinh thành Huế giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía Tây giáp đường Lê Duẩn; phía Bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía Đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Ảnh: Zing.

Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: Phía Nam là đường Ông Ích Khiêm; phía Tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía Bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía Đông là đường Xuân 68. Ảnh: Zing.
Bên trong kinh thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: Phía Nam là đường Ông Ích Khiêm; phía Tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía Bắc là đường Lương Ngọc Quyến và phía Đông là đường Xuân 68. Ảnh: Zing.

Khu vực Tạ Trường Dư trong cung Diên Thọ. Ảnh: Zing.
Khu vực Tạ Trường Dư trong cung Diên Thọ. Ảnh: Zing.

Kinh thành huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban. Kinh thành Huế có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Ảnh: Zing.
Kinh thành huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban. Kinh thành Huế có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Ảnh: Zing.

Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ Bắc sông Hương gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên.
Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ Bắc sông Hương gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên.

Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100m, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Ảnh: TTXVN.
Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100m, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Ảnh: TTXVN.

Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Ảnh: BestPrice.
Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. Ảnh: BestPrice.

Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua. Ảnh: BestPrice.
Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua. Ảnh: BestPrice.

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Ảnh: Zing.
Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Ảnh: Zing.

Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Ảnh: Yourtrip.
Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Ảnh: Yourtrip.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm