Kính viễn vọng “lớn nhất vũ trụ” của Nga có thể tìm kiếm người ngoài hành tinh?
Canada: UFO xuất hiện hơn 1.000 lần mỗi năm / Nghi vấn UFO phát sáng giữa đại dương
Vật thể bay không xác định (UFO). (Ảnh minh họa).
Điều này được ông Alexander Panov, người đứng đầu trung tâm văn hóa và khoa học “SETI” thuộc Hội đồng Thiên văn học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.
Được biết, dự án “SETI” (Search for Extraterrestrial Intelligence - tìm kiếm trí thông minh ngoài trái đất) là tên gọi chung cho các dự án do các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau thực hiện nhằm tìm kiếm cuộc sống có trí tuệ ngoài trái đất.
“Các cấu trúc như vậy sẽ tỏa sáng mạnh mẽ trong phạm vi hồng ngoại nếu nhiệt độ bên trong được duy trì cho hoạt động sống của các sinh vật. Một phần của chương trình khoa học của kính viễn vọng Spectrum-M được tạo ra ở Nga (dự án Millimetron) nhằm thực hiện nhiệm vụ như vậy”, ông Panov nói.
Lần đầu tiên ý tưởng được đưa ra về khả năng có các công trình kiến trúc thiên văn được xây dựng bởi các nền văn minh ngoài trái đất, được thực hiện từ nửa thế kỷ trước bởi nhà vật lý - lý thuyết người Mỹ Freeman Dyson. Ông Dyson đưa ra đề xuất rằng, để nhận được tất cả năng lượng từ ánh sáng của các nền văn minh, có thể đặt ánh sáng đó vào trong một quả cầu. Ý tưởng này được đặt tên là Dyson Sphere - Quả cầu Dyson.
Một bộ phận của kính viễn vọng trong dự án Millimetron. (Ảnh tư liệu). |
Ông Panov cho biết thêm, một “ứng cử viên” nổi tiếng khác với các cấu trúc thiên văn tương tự như vậy là ngôi sao Tabby trong chòm sao Cygnus (chòm sao Thiên Nga), các nhà khoa học ghi lại được những giai đoạn sáng chói khác thường của sao này. Tuy nhiên, nhà khoa học thừa nhận không có bằng chứng nào cho thấy ngôi sao bị mờ đi do các vật thể nhân tạo.
Đài quan sát không gian vũ trụ Spektr-M với kính viễn vọng không gian 10 mét được thiết kế để nghiên cứu các vật thể khác nhau của vũ trụ. Nhờ đó, các nhà khoa học hy vọng sẽ có được dữ liệu về cấu trúc toàn cầu của vũ trụ, cấu tạo và sự tiến hóa của các thiên hà, hạt nhân của chúng; các chòm sao và hệ hành tinh, bụi vũ trụ, cũng như các hợp chất hữu cơ trong không gian các vật thể có trường hấp dẫn và điện từ siêu mạnh.
Trước đó, tháng 1/2019, có thông tin Nga đang thiết kế đưa kính viễn vọng lớn nhất lên vũ trụ. Kính viễn vọng này, dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2020, có thể cung cấp những bức ảnh chi tiết nhất về vũ trụ.
Dự án Millimetron (Spektr-M) được kỳ vọng sẽ có khả năng lớn hơn đáng kể so với kính viễn vọng RadioAstron - được phóng lên vũ trụ vào năm 2011 với sự hợp tác giữa Nga và các cơ quan thám hiểm không gian nước ngoài.
RadioAstron, còn được gọi là Spektr-R, là một trong những kính viễn vọng lớn nhất từng được đưa vào vũ trụ. Cùng với các cơ sở mặt đất trải rộng trên toàn cầu, nó có độ phân giải góc cao nhất, và có thể tạo ra những hình ảnh chi tiết nhất về vũ trụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo