Khám phá

Kỳ lạ miếng hổ phách có bông hoa và con ong bắp cày 30 triệu năm còn nguyên vẹn

Một bông hoa nhỏ đã nở cách đây 30 triệu năm vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay trong tình trạng gần như hoàn hảo và được bảo quản bên trong miếng hổ phách cùng một con ong bắp cày.

Tế bào tinh trùng khổng lồ với niên đại 100 triệu năm trong miếng hổ phách / Tìm thấy xác tàu nghi chứa phòng hổ phách của Nga

Kỳ lạ miếng hổ phách có bông hoa và con ong bắp cày 30 triệu năm còn nguyên vẹn ảnh 1

Bông hoa và con ong bắp cày hổ phách,

Theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 16/6 trên tạp chí Sinh học Lịch sử, việc tìm thấy loài côn trùng này và loài hoa gần nhau cung cấp manh mối về mối quan hệ của chúng trong hệ sinh thái cổ nhiệt đới mà chúng từng sinh sống.

Bông hoa này thuộc về một loài hoa chưa từng được biết đến trước đây trong một nhóm đặc biệt hiếm, và con ong bắp cày non cũng là loài chưa được biết đến.

Tác giả nghiên cứu George Poinar Jr., một nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học Tích hợp tại Đại học Khoa học Bang Oregon, Mỹ cho biết, loài côn trùng này cũng là một loài chưa được biết đến và ông đặt tên cho nó là Hambletonia dominicana, tên loài liên quan đến Cộng hòa Dominica, nơi hổ phách được phát hiện và ong bắp cày ký sinh thuộc nhóm được biết đến với việc săn mồi các loài côn trùng khác.

Nhà nghiên cứu Poinar cho biết, hình dạng duyên dáng của con ong bắp cày và vị trí của những chiếc chân được bảo tồn hoàn hảo khiến nó trông như đang nhảy múa. Có lẽ con ong bắp cày không quan tâm đến bông hoa và chỉ đơn giản là đi lạc vào sai nơi vào sai thời điểm, kết cục là bị bao bọc bởi nhựa dính.

Tuy nhiên, một khả năng khác là con ong bắp cày bị mắc kẹt gần bông hoa vì nó đang đến chỗ bông hoa, ăn phấn hoa.

 

Bông hoa chỉ dài 2,4 mm và được đặt tên là Plukenetia minima. Nó thuộc họ thực vật có hoa Euphorbiaceae, bao gồm các loài thực vật nhiệt đới như cây trạng nguyên và cây cao su. Các hóa thạch trái cây họ Euphorbiaceae cổ nhất có niên đại vào phần sau của kỷ Phấn trắng (145 triệu đến 66 triệu năm trước). Tuy nhiên, bằng chứng hóa thạch của nhóm này rất hiếm và chỉ có một loài hoa hóa thạch khác được biết đến, từ các trầm tích ở phía tây Tennessee, Mỹ.

Miếng hổ phách có bông hoa nhỏ và con ong bắp cày là những ví dụ hiếm hoi về các hóa thạch còn giữ lại được các chi tiết cấu trúc đáng kể từ khi chúng còn sống cách đây hơn 30 triệu năm trước, cung cấp cái nhìn độc đáo về những sinh vật bé nhỏ nhiệt đới từ quá khứ xa xôi, Poinar viết trong nghiên cứu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm