Kỳ lạ ngôi làng nói thứ ngôn ngữ đặc biệt ở Quảng Trị: Tây không hiểu, ta không rành
Những ngôi làng khiến du khách ngỡ như “lạc vào xứ thần tiên“ / Những ngôi làng đẹp như trong chuyện cổ tích
Theo những bậc cao niên ở làng Phú Hải, Quảng Trị, ngôn ngữ riêng của làng ra đời từ xa xưa với mục đích để chỉ người làng “nói cho nhau nghe” nhằm gìn giữ nghề của cha ông khỏi thất truyền ra các vùng khác.
Người dân dùng "tiếng lóng", có nghĩa là cách nói mẹo, đánh tráo chữ, dựa trên ý nghĩa của ngôn ngữ Hán, Nôm. Từ ý nghĩa và cách phát âm của những ngôn ngữ này mà tổ tiên làng Phú Hải đã sáng tạo ra cách nói của riêng mình.
Đình làng Phú Hải
Ví dụ như anh- em thì được gọi là “sư- bo”, vợ là “nghéo”, chồng “phu”, ăn “khẩu”, uống “cựa”, đi “tỏi”, về “hồi”, con “sơ”, quán “xá”, ngủ “khư”, mưa “vọ”.
Khi gọi người già, cao tuổi bất kể đàn ông, đàn bà, được con cháu kính trọng gọi chung một từ là “viu”. Ví dụ “Viu khẩu náp” là mời bố mẹ hay ông bà ăn cơm, hoặc “Viu cựa thổi” là mời bố mẹ hay ông bà uống nước. Ngày mai bố đi làm được gọi “Viu tỏi vi”, con ơi dậy đi học là “Sơ đi hược”.
Anh em mời nhau uống nước gọi là “Cựa thổi bo”. Hay hai người muốn mời nhau ra quán uống nước, hoặc nhậu nhẹt gọi là “ Bo sư tỏi cựa cây” và mời nhau ra quán ăn gọi là “Bo sư tỏi khẩu xá”.Bố mẹ bảo con cái đi ngủ sẽ nói "sơ tỏi khư”, “sơ hồi vọ” là con về kẻo trời mưa….
Khi hai người trong làng đi hội họp hoặc đám giỗ nhưng muốn về trước mà không muốn mất lịch sự thì hai người “bí mật” nói với nhau “Hồi bo” là người kia biết rủ nhau về.
Khi hai người cãi nhau, người lớn muốn khuyên hai người đừng nói nhau nữa gọi là “Bất văn xâu”.Cùng với đó, các địa danh của như làng Phú Hải gọi là “Thợi bường dĩ hỉ”, xã là “dấp sổ”, huyện là “thợi bường đại”, gọi là làng to.
Những làng giáp ranh với Phú Hải như Linh Chiểu gọi là “thợi bường không vân” hay làng Phương Lang là “thợi bường thảo đầu” và làng Lam Thủy là “thợi bường thổi”…Chữ số tự nhiên được người dân trong làng gọi riêng như 1 là “nhất”, 2 “lạng”, 3 “duông”, 4 “sùng”, 5 “ngâu”, 6 “lôi”. Các số còn lại như tiếng hán 7 “thất”, 8 “bát”, 9 “cửu” và 10 ‘thập”… hay số 17 gọi là “mục thổi”, 18 là “mục đọi”….
“ Càn vi thất chi?” là “chú ấy làm gì vậy?”; “Càn vấn sư” là “chú ấy nói chuyện với tao”… Từ “càn” cũng được dùng chỉ đàn ông con trai và “đoài” chỉ đàn bà con gái…
Khi đi lễ cúng tại những nơi khác, người làng Phú Hải sẽ dùng ngôn ngữ riêng để phân công công việc riêng. Ví như “Bo (tôi) đã ngẵng vi (ông) xuôi” (trong câu này có ý nghĩa là tôi đánh trống, ông thổi kèn”. Hay trong một cuộc trò chuyện nào đó, khi có sự tranh cãi xảy ra thì một người nói “Sư ngọa mô xâu” (có nghĩa là ông không biết gì hết).
Theo như các cụ cao niên ở làng Phú Hải kể, tổ tiên của người làng Phú Hải ngày nay được di cư từ Thanh Hoá vào cách đây trên 500 năm, dòng họ lâu nhất đã trải qua đời thứ 21. Làng Phú Hải có 4 họ gồm Lê, Trần, Hồ, Võ nhưng toàn thôn cũng chỉ có khoảng 70 hộ dân với trên 300 nhân khẩu.Nơi đây có nghề truyền thống là làm hàng mã truyền thống và nghề bát âm, thầy cúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?