Khám phá

Kỹ nữ tài sắc khiến Ngô Tam Quế chết lặng nhìn họ tộc bị chém

Nàng kỹ nữ tài sắc khiến Ngô Tam Quế chết lặng nhìn họ tộc bị chém đầu ngay tại tường thành chính là Trần Viên Viên, mỹ nhân để lụy anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Bí ẩn gây ‘choáng’ về cuộc đời kỹ nữ trở thành thái hậu quyền lực của nhà Tống / Cuộc chiến tranh giành kỹ nữ Trần Viên Viên và cái kết

Ngô Tam Quế (1612 – 2/10/1678), là Tổng binh cuối triều Minh, sau đầu hàng và trở thành tướng của nhà Thanh. Trước đây Ngô Tam Quế từng dưới quyền của Viên Sùng Hoán (1584-1630). Sau khi viên tướng này bị vua nhà Minh là Sùng Trinh giết chết, Ngô Tam Quế dần dần được trao nhiệm vụ làm Tổng binh trấn giữ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).

Ngô Tam Quế (1612 – 2/10/1678), là Tổng binh cuối triều Minh, sau đầu hàng và trở thành tướng của nhà Thanh. Trước đây Ngô Tam Quế từng dưới quyền của Viên Sùng Hoán (1584-1630). Sau khi viên tướng này bị vua nhà Minh là Sùng Trinh giết chết, Ngô Tam Quế dần dần được trao nhiệm vụ làm Tổng binh trấn giữ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Ảnh: Ngô Tam Quế trong quan phục nhà Thanh, nguồn Wikipedia.

Trần Viên Viên, tên tự là Uyển Phân, là một mỹ nhân thời Minh mạt - Thanh sơ trong lịch sử Trung Quốc. Nàng từng được xưng tụng là một trong Tần Hoài bát diễm và cũng bị quy cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc danh tướng Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh chiếm Trung Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Viên Viên là mỹ nhân để lụy anh hùng.

Trần Viên Viên, tên tự là Uyển Phân, là một mỹ nhân thời Minh mạt - Thanh sơ trong lịch sử Trung Quốc. Nàng từng được xưng tụng là một trong Tần Hoài bát diễm và cũng bị quy cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc danh tướng Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh chiếm Trung Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Viên Viên là mỹ nhân để lụy anh hùng.

Viên Viên xuất thân từ một gia đình lao động nghèo ở thôn Thái Nguyên, Vũ Tiến, Hình Châu. Mẹ Viên Viên sinh nàng chẳng được bao lâu thì mất. Cha vốn là một người buôn bán nhỏ nhưng do hoàn cảnh bần hàn nên đã bỏ đi xa, để lại cô con gái duy nhất cho người em vợ nuôi. Do hoàn cảnh mồ côi sớm, lớn lên Viên Viên mang theo họ Trần của chồng người dì ruột nuôi dưỡng. Người dì tuy không có công sinh thành, nhưng lại có công nuôi dưỡng, nhờ việc bà cho người đến dạy dỗ, Trần Viên Viên đã sớm thành thục cầm, kỳ, thi, họa.

Viên Viên xuất thân từ một gia đình lao động nghèo ở thôn Thái Nguyên, Vũ Tiến, Hình Châu. Mẹ Viên Viên sinh nàng chẳng được bao lâu thì mất. Cha vốn là một người buôn bán nhỏ nhưng do hoàn cảnh bần hàn nên đã bỏ đi xa, để lại cô con gái duy nhất cho người em vợ nuôi. Do hoàn cảnh mồ côi sớm, lớn lên Viên Viên mang họ Trần, theo họ của chồng người dì ruột đã có công nuôi dưỡng nàng. Bà cho người đến dạy dỗ, Trần Viên Viên đã sớm thành thục cầm, kỳ, thi, họa.

Khi trưởng thành, Viên Viên đã lọt vào mắt xanh của một kỹ viện nổi tiếng nhất Giang Tô. Tiếng tăm của nàng đã nhanh chóng lan ra khắp thiên hạ, nhắc đến nàng, người đời mô tả lại rằng: Kỹ nữ này sở hữu một sức hút khó cưỡng từ đôi môi căng mọng. Mỗi khi nhìn ai, người đối diện cũng đều phải luống cuống khi lỡ nhìn vào cặp mắt đẹp mê hồn của nàng. Mái tóc của Viên Viên dài óng và mượt mà như nước hồ thu, nước da trắng ngần như sứ, thân hình mảnh mai và mỏng manh như thuỷ tinh”. Nàng còn được biết đến bằng cái tên “Giang Tô đệ nhất kỹ nữ”.

Khi trưởng thành, Viên Viên đã lọt vào "mắt xanh" của một kỹ viện nổi tiếng nhất Giang Tô. Tiếng tăm của nàng đã nhanh chóng lan ra khắp thiên hạ, nhắc đến nàng, người đời mô tả lại rằng: "Kỹ nữ này sở hữu một sức hút khó cưỡng từ đôi môi căng mọng. Mỗi khi nhìn ai, người đối diện cũng đều phải luống cuống khi lỡ nhìn vào cặp mắt đẹp mê hồn của nàng. Mái tóc của Viên Viên dài óng và mượt mà như nước hồ thu, nước da trắng ngần như sứ, thân hình mảnh mai và mỏng manh như thuỷ tinh”. Nàng còn được biết đến bằng cái tên “Giang Tô đệ nhất kỹ nữ”.

Ngoài nhan sắc, Viên Viên còn có kỳ tài về cầm, kỳ, thi, họa nổi bật so với những kỹ nữ cùng thời. Khi ấy, hoàng đế Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, làm cho Chu hoàng hậu rất ghen tức. Biết chuyện, cha của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền ra mua Viên Viên, để đưa vào cung phục vụ hoàng đế. Kề cận được Viên Viên, Sùng Trinh cứ ở mãi trong cung không muốn ra thiết triều. Và như người xưa đã nói “hồng nhan bạc phận”, cuộc đời nàng kỹ nữ Viên Viên nổi tiếng thời ấy không êm đềm dưới trướng Sùng Trinh mà ngã sang hướng mới khi nàng gặp Ngô Tam Quế.

Ngoài nhan sắc, Viên Viên còn có kỳ tài về cầm, kỳ, thi, họa nổi bật so với những kỹ nữ cùng thời. Khi ấy, hoàng đế Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, làm cho Chu hoàng hậu rất ghen tức. Biết chuyện, cha của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền ra mua Viên Viên, để đưa vào cung phục vụ hoàng đế. Kề cận được Viên Viên, Sùng Trinh cứ ở mãi trong cung không muốn ra thiết triều. Và như người xưa đã nói “hồng nhan bạc phận”, cuộc đời nàng kỹ nữ Viên Viên nổi tiếng thời ấy không êm đềm dưới trướng Sùng Trinh mà ngã sang hướng mới khi nàng gặp Ngô Tam Quế.

Portrait of Chen Yuanyuan.jpg

Trong một bữa tiệc tại phủ, quốc trượng Chu Khuê cho Viên Viên ra múa hát, nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào mắt xanh của Ngô Tam Quế. Khi viên võ quan này được cử ra trấn thủ Sơn Hải quan, để ngăn chặn quân Mãn Châu, Sùng Trinh đã ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế. Anh hùng được mỹ nhân, cùng nhau vui vầy cá nước, phỉ tình nhung nhớ bấy lâu nay. Tiếc rằng trời xanh ghen gái má hồng, Viên Viên chưa được thỏa tình gần gũi người anh hùng thì có chiếu của triều đình ban xuống, lệnh cho Ngô Tam Quế cấp tốc phải về quan ải, chỉnh đốn quân binh sửa soạn chống đỡ với giặc ngoại xâm. Ngô Tam Quế đành dứt áo ra đi, để lại người vợ trẻ mới cưới mấy ngày cho phụ thân chăm sóc.Ảnh: Tranh vẽ Trần Viên Viên vào thế kỷ 17, nguồn Wikipedia

Năm 1644, lực lượng của Lý Tự Thành vào chiếm Bắc Kinh, lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thuận. Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn. Trần Viên Viên bị Lý Tự Thành chiếm đoạt và cướp vào trong cung hầu hạ..Khi nghe tin quân nổi dậy uy hiếp kinh đô, Ngô Tam Quế liền dẫn binh về cứu. Dọc đường, biết Bắc Kinh đã thất thủ, vua Minh đã chết, lại nghe Lý Tự Thành dụ dỗ nên Ngô Tam Quế đã định hàng. Nhưng khi hay ái thiếp của mình là Trần Viên Viên bị Tự Thành chiếm đoạt, Ngô Tam Quế nổi giận, đến xin hợp với quân Đa Nhĩ Cổn đem quân quay về đánh kinh thành. Đây là một quyết định rất quan trọng ảnh hưởng nhất đến lịch sử Trung Quốc bấy giờ.

Năm 1644, lực lượng của Lý Tự Thành vào chiếm Bắc Kinh, lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thuận. Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn. Trần Viên Viên bị Lý Tự Thành chiếm đoạt và cướp vào trong cung hầu hạ. Khi nghe tin quân nổi dậy uy hiếp kinh đô, Ngô Tam Quế liền dẫn binh về cứu. Dọc đường, biết Bắc Kinh đã thất thủ, vua Minh đã chết, lại nghe Lý Tự Thành dụ dỗ nên Ngô Tam Quế đã định hàng. Nhưng khi hay ái thiếp của mình là Trần Viên Viên bị Tự Thành chiếm đoạt, Ngô Tam Quế nổi giận, đến xin hợp với quân Đa Nhĩ Cổn đem quân quay về đánh kinh thành. Đây là một quyết định rất quan trọng ảnh hưởng nhất đến lịch sử Trung Quốc bấy giờ.

Trong cuộc chiến, Lý Tự Thành rơi vào thế cùng, phải dùng kế sách dùng người thân trong gia đình họ Ngô ép buộc Ngô Tam Quế dừng tay. Chứng kiến tiếng la khóc ai oán của những người thân, Ngô Tam Quế hết sức đau đớn nhưng vẫn chú ý là số con tin do Lý Tự Thành cầm giữ không có hình bóng Trần Viên Viên nên quát lớn hỏi lại… làm Lý Tự Thành hô quân mang toàn gia họ Ngô ra chém đầu ngay tường thành. Ngô Tam Quế chỉ còn biết đứng chết lặng như tượng đá hồi lâu rồi ngã ra bất tỉnh.

Trong cuộc chiến, Lý Tự Thành rơi vào thế cùng, phải dùng kế sách dùng người thân trong gia đình họ Ngô ép buộc Ngô Tam Quế dừng tay. Chứng kiến tiếng la khóc ai oán của những người thân, Ngô Tam Quế hết sức đau đớn nhưng vẫn chú ý là số con tin do Lý Tự Thành cầm giữ không có hình bóng Trần Viên Viên nên quát lớn hỏi lại… làm Lý Tự Thành hô quân mang toàn gia họ Ngô ra chém đầu ngay tường thành. Ngô Tam Quế chỉ còn biết đứng chết lặng như tượng đá hồi lâu rồi ngã ra bất tỉnh.

Cuộc chiến tranh lần hai này được sử sách ghi chép lại đã trở thành cuộc nội chiến vô cùng đẫm máu, khiến rất nhiều binh lính và dân thường thương vong, làng mạc xác xơ hoang tàn, cảnh tượng máu chảy đầu rơi khắp chốn. Chẳng thế mà, người đời đều oán than, căm thù, phỉ báng Trần Viên Viên, vì cho rằng nàng chính là nguyên nhân gây ra tất cả, cứ như vậy, nỗi oan khuất chiến tranh đã giáng xuống đầu của nàng kỹ nữ tài sắc vô tội này.ếp của mình là Trần Viên Viên bị Tự Thành chiếm đoạt, Ngô Tam Quế nổi giận, đến xin hợp với quân Đa Nhĩ Cổn đem quân quay về đánh kinh thành. Đây là một quyết định rất quan trọng ảnh hưởng nhất đến lịch sử Trung Quốc bấy giờ.

Cuộc chiến tranh lần hai này được sử sách ghi chép lại đã trở thành cuộc nội chiến vô cùng đẫm máu, khiến rất nhiều binh lính và dân thường thương vong, làng mạc xác xơ hoang tàn, cảnh tượng máu chảy đầu rơi khắp chốn. Chẳng thế mà, người đời đều oán than, căm thù, phỉ báng Trần Viên Viên, vì cho rằng nàng chính là nguyên nhân gây ra tất cả. Cứ như vậy, nỗi oan khuất chiến tranh đã giáng xuống đầu của nàng kỹ nữ tài sắc vô tội này. Ảnh: Tượng Trần Viên Viên tại Thái Hòa Cung Kim điện, Côn Minh, Trung Quốc, nguồn Wikipedia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm