Văn kiện đầu hàng được ký bởi đại tướng Alfred Jodl, tân tham mưu trưởng quân đội Đức quốc xã. Người chứng kiến và ký văn kiện đầu hàng còn có trung tướng Walter Beddel Smith, tổng tham mưu trưởng quân đội Đồng minh, tướng Ivan Susloparov, tư lệnh phái bộ liên lạc quân sự của Liên Xô với phe Đồng minh, và tướng Francois Sevez của Pháp cùng một số sĩ quan cấp cao.
Phóng viên AP đã chứng kiến lễ lý văn kiện đầu hàng phe Đồng minh của Đức quốc xã, cũng là cơ quan báo chí đầu tiên công bố sự kiện này tới công chúng, bất chấp việc chính quyền muốn hoãn thông báo quan trọng này.
Tướng Dwight D. Eisenhower, tư lệnh tối cao phe Đồng minh, không có mặt tại lễ ký văn kiện đầu hàng. Liên Xô không đồng ý với văn kiện đầu hàng của Đức quốc xã, dù có chữ ký của tướng Ivan Susloparov, vì ông không được Moscow ủy quyền.
Tổng thống Mỹ Harry Truman và thủ tướng Anh Winston Churchill đã đồng ý không cho các cơ quan báo chí công bố tin tức về việc Đức quốc xã đầu hàng, tạo điều kiện cho Liên Xô tổ chức buổi ký văn kiện đầu hàng thứ 2 vào ngày 9/5.
Lúc đó, Edward Kennedy là trưởng đại diện AP tại Paris vì quá phấn khích trước sự kiện trọng đại này nên đã công bố nó, bỏ qua lệnh cấm của phe Đồng minh. Điều này đã chọc giận quân đội Đồng minh.
Quân đội Đồng minh đã tạm thời ngừng cấp phép cho AP để đưa bất kỳ tin tức nào từ chiến trường châu Âu. Phóng viên Kennedy được AP gọi về Mỹ và sau đó sa thải ông.
Năm 2012, AP đã đưa ra một lời xin lỗi công khai đối với phóng viên Kennedy vì đã sa thải ông. Tom Curley, CEO của AP, nói rằng phóng viên Kennedy đã làm đúng mọi thứ, việc cấm đưa tin là vì lý do chính trị, không phải để bảo vệ quân đội.
Quân đội Mỹ bắt đầu rút về ranh giới phân định được thiết lập trước đó giữa họ và Liên Xô. Sông Elbe trở thành ranh giới tạm thời giữa Hồng quân Liên Xô và quân đội Đồng minh, Đức bị chia làm 2, cho đến khi sáp nhập lại vào năm 1990.
Ngày 7/5/1945 đã đi vào lịch sử, kết thúc cuộc chiến lớn và đẫm máu nhất lịch sử nhân loại, ít nhất 40 triệu người đã thiệt mạng, bị thương và bị bắt sau 5 năm, tám tháng và 6 ngày xung đột lan rộng trên toàn cầu.
Những tù nhân gầy trơ xương cho thấy sự tàn bạo của quân đội Đức quốc xã. Quân đội của Hitler bắt đầu cuộc chiến bằng cách xâm lược Ba Lan vào ngày 1/9/1939, mở ra bi kịch kéo dài 2.314 ngày.
Tiếng chuông lớn ở Vương cung Thánh đường St. Peter ở Rome, Italy, vang lên ngay sau khi AP đưa tin rằng hòa bình đã đến châu Âu. Trong khi đó, thủ đô một số nước Đồng minh tuyên bố ngày lễ chiến thắng cho sự kiện trọng đại này.
Trong khi châu Âu ăn mừng chiến thắng, cuộc chiến ở châu Á vẫn tiếp diễn khi quân đội phát xít Nhật tử thủ đến hơn 3 tháng sau.
Những thủy thủ Hải quân Mỹ vui mừng khi gặp lại người thân sau khi chiến tranh kết thúc. Đối với Mỹ và phe Đồng minh, việc Đức quốc xã đầu hàng mới chỉ là thắng lợi bước đầu, khi mặt trận Thái Bình Dương vẫn còn rất ác liệt.