Lạ kỳ gia đình ếch lũ lượt 'cưỡng yêu' trăn khổng lồ?
Thiên nhiên hoang dã có rất nhiều điều kỳ bí, tại những nơi có khí hậu cực đoan có thể phát sinh những tình huống bất thường, khiến con người phải kinh ngạc.
Mới đây, tại thị trấn Kununurra, phía tây Australia đã xảy một trận mưa lớn, kéo dài liên tục nhiều tiếng đồng hồ. Anh Paul Mock, một người dân địa phương, vì lo lắng cống thoát nước bị tắc, đã mạo hiểm ra ngoài để kiểm tra.
Chẳng ngờ, khi vừa ra ngoài, Paul đã phát hiện tình huống khác thường. Cả một gia đình nhà cóc mía đang cưỡi lên lưng của một con trăn khổng lồ để tránh bị ngập nước.
Ảnh minh họa.
Theo Paul, có hơn 10 con cóc mía trèo ngồi chễm trệ trên lưng con trăn dài khoảng 3,5m.
Có lẽ con trăn đã quá quen với sự độc hại của cóc mía, vì vậy, nó nhẫn nhịn, cam chịu, không tấn công, cũng không ăn thịt những con cóc mía to gan lớn mật này.
Đáng ngạc nhiên, sau khi những hình ảnh của Paul Mock được đăng tải trên trang cá nhân, lại có những ý kiến tranh luận trái chiều.
Đa số mọi người đều cho rằng giả thuyết của anh Paul là đúng, vì mưa lớn khiến hang ổ bị ngập, đàn cóc mía phải trồi lên bãi cỏ, trèo lên lưng trăn tránh ngập.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Tiến sĩ Jodie Rowley, một chuyên gia lưỡng cư tại Đại học New South Wales, những con cóc này rất có thể đang cố gắng "giao phối" với con trăn khổng lồ.
Điều này thực sự khó tin nhưng đây không phải ví dụ bất ngờ nhất mà cô từng thấy, Jodie cho biết, cô từng chứng kiến một con cóc mía cố gắng giao phối một quả xoài thối.
Trên thực tế, cóc mía là một loài gây hại ở miền bắc Australia. Trong thập kỷ vừa qua, nó đã xâm chiếm các khu vực khác và phá hủy sự cân bằng sinh thái địa phương và các loài bản địa.
Bất cứ thứ gì ăn được, loài cóc mía này đều ăn. Không chỉ thế, cóc mía còn có nọc độc mạnh, các loài động vật ăn thịt bản địa đặc thù có thể chết nếu ăn vào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!