Lạ lùng hòn đảo người dân trò chuyện bằng tiếng huýt sáo
Israel phát hiện ngôi làng cổ Do Thái hơn 2.000 năm tuổi / Ghé thăm ngôi làng cổ có một không hai ở lục địa đen
Người dân trên đảo La Gomera sử dụng tiếng huýt sáo để giao tiếp. |
Huýt sáo thì ở đâu cũng có nhưng chỉ có Silbo Gomero là ngôn ngữ duy nhất được phát triển một cách đầy đủ và thực hiện bởi cả một cộng đồng. Tất cả mọi nguyên âm và phụ âm trong tiếng Tây Ban Nha đều có thể được thay thế bằng một tiếng huýt.
Người dân địa phương dựa vào âm vực cao thấp và số lần ngắt quãng để nhận biết người khác đang nói gì. Từ câu đơn giản đến câu phức tạp, chỉ cần thổi đúng ngữ điệu và tạo khoảng ngắt đúng chỗ là âm thanh ấy trở thành những câu nói có nghĩa.
Những người có kỹ năng cao có thể “gửi thư” từ đầu này đến đầu kia của đảo. |
“Nơi đây có những bậc thầy tiếng Silbo thực sự, nhưng hầu hết bọn họ giờ đã rất già cả,” Francico Rivero, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học La Laguna trên quần đảo Canary cho biết.
Ngôn ngữ huýt sáo được xem là một di sản văn hóa lâu đời rất có giá trị của hòn đảo nhỏ. Tuy nhiên, di sản này đang có nguy cơ biến mất do sự phát triển của điện thoại. Để bảo tồn tiếng Silbo Gomero, chính phủ đã ra quyết định đưa nó vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ cập.
Thế hệ trẻ được dạy sử dụng để bảo tồn tiếng Silbo Gomero. |
Ngôn ngữ Silbo Gomero thường được tái hiện tại các nghi lễ tín ngưỡng và lễ hội trên đảo. Tuy nhiên, khách du lịch có thể nghe thấy ngôn ngữ độc đáo này mọi lúc mọi nơi. Trong các nhà hàng, du khách cũng thường bắt gặp người dân địa phương trình diễn những “khúc biến tấu” phức tạp của ngôn ngữ huýt sáo để kiếm tiền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Thông tin chiếc ly gần 900 tỷ đồng: Sản phẩm thời nhà Minh, kiệt tác của lịch sử gốm sứ Trung Quốc