Là người một nhà, tại sao 3 anh em Gia Cát Lượng không hợp sức phò tá 1 chủ mà lại làm việc cho 3 nước "đối đầu" nhau?
Hoạn quan duy nhất trong lịch sử Trung Quốc được làm hoàng đế: Có hậu duệ là nhân vật nổi danh thời Tam Quốc / 5 chiến mã lợi hại nhất thời Tam Quốc, ngựa Xích Thố có đứng ở vị trí số 1?
Đối với hai người có danh tiếng kém hơn Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn và Gia Cát Đản, câu nói "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?" ít nhiều cũng có động chạm đến họ.
Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng là anh em ruột, Gia Cát Đản cũng là anh em trong nội tộc, nhưng ba người họ lại lần lượt dốc sức cho Nguỵ, Thục và Ngô, hơn nữa rõ ràng là hai người còn lại khó bề sánh kịp với địa vị và tiếng tăm của Gia Cát Lượng.
Nếu đều là người một nhà, tại sao họ không hợp sức lại phò tá chung 1 chủ mà lại bán mạng cho ba tập đoàn chính trị khác nhau?
Gia Cát Lượng thành công nhất nhất, vậy thì nếu họ đều đến Thục Hán, chẳng phải Gia Cát Lượng còn có thể dìu dắt các anh em của mình đó sao?
Tuy nhiên trên thực tế, kinh nghiệm và thực lực khác nhau quyết định đến việc 3 anh em chọn chủ riêng cho mình.
Gia Cát Lượng ba tuổi mất mẹ, tám tuổi mất cha, về sau cùng em trai tên Gia Cát Quân đi theo chú là Gia Cát Huyền đến sống tại quận Dự Chương (Nam Xương, Giang Tây ngày nay).
Ảnh minh họa
Năm Kiến An thứ 2 (197), Gia Cát Huyền qua đời. Gia Cát Lượng khi ấy mới chỉ 17 tuổi đã chuyển đến ẩn cư ở Long Trung, chuyên tâm học hành, lập chí "Chỉ mong giữ được tính mạng trong thời loạn thế, không mong cầu nổi danh khắp các nước chư hầu".
Năm Kiến An thứ 12 (207), Lưu Bị nghe danh tiếng của Gia Cát Lượng đã nhiều năm, cuối cùng cũng quyết định đến mời Gia Cát Lượng xuống núi. Bởi vì Lưu Bị thực hiện "ba lần bái phỏng lều tranh", hai người cũng bắt tay tạo nên chiến lược "Long Trung đối sách" đầy xuất sắc, cuối cùng Gia Cát Lượng lấy thân phận mưu sĩ để gia nhập tập đoàn chính trị của Lưu Bị.
Tiếp đến là Gia Cát Cẩn. Ông là anh trai của Gia Cát Lượng, tài năng của ông cũng không hề tầm thường.
Thời niên thiếu, ông từng đến học tại kinh đô Lạc Dương, gây dựng được tiếng tăm nhất định.
Năm Kiến An thứ 5 (200), Trung Nguyên lâm vào cảnh loạn lạc, Gia Cát Cẩn không thể không đi xuống phía Nam, đến đất Giang Đông để lánh nạn. Tại đây, Gia Cát Cẩn kết giao được với anh rể của Tôn Quyền là Hoằng Tư.
Hoằng Tư hiển nhiên sẵn sàng giúp Tôn Quyền thu hút nhân tài, bởi thế mối liên hệ giữa Gia Cát Cẩn và thế lực Giang Đông đã sinh ra từ đó.
Về sau Gia Cát Cẩn lại cùng bạn thân là Bộ Chất, Nghiêm Tuấn dạo chơi nhiều nơi ở Giang Đông, giành được danh tiếng vô cùng tốt cho mình trong tầng lớp trí thức, bởi vậy Tôn Quyền càng không chịu thả đi nhân tài hữu dụng này.
Còn về Gia Cát Đản, tuy ông cũng xuất thân từ nhà họ Gia Cát, nhưng là anh em họ với Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng, quan hệ giữa họ không quá thân thiết. So với Gia Cát Lượng thời trẻ một lòng ẩn cư và Gia Cát Cẩn đi học hỏi khắp nơi, Gia Cát Đản lại theo con đường làm quan bình thường hơn.
Bởi thế, việc về sau ông phục vụ cho Tào Nguỵ có liên quan nhiều đến việc ông và Tào Tháo từng cùng thuộc một hệ thống, là con nhà thế tộc nước Tào Ngụy.
3 anh em nhà Gia Cát chọn chủ khác nhau, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là họ có những kinh nghiệm và trải nghiệm trong quá trình trưởng thành khác nhau.
Vì bước đường trưởng thành khác nhau, giá trị quan của họ tồn tại sự chênh lệch, những người họ có thể tiếp xúc cũng khác biệt. Điều này thoáng mang ý nghĩa như câu chuyện ai đến trước thì được trước.
Theo 3 chủ khác nhau không có nghĩa là anh em bất hoà
Lưu Bị, Tôn Quyền và Tào Tháo, xét về tổng thể thì hiển nhiên là 3 đối thủ đối đầu với nhau.
Nhưng trong suốt mấy chục năm tranh đấu, họ cũng từng có hợp tác nhất định và trao đổi ở nhiều phương diện, bao gồm đường lối chính trị và đường lối quân sự, chưa bao giờ cắt đứt.
Do đó, ba anh em Gia Cát tuy mỗi người một phe, nhưng kênh trao đổi giữa họ không hề biến mất.
Lấy Gia Cát Cẩn làm ví dụ. Thân phận của ông ở Đông Ngô tuy là mưu sĩ, nhưng giống như "mặt tiền" hơn, trở thành "công cụ" để Tôn Quyền thu hút nhân sĩ trí thức.
Bởi vì Gia Cát Cẩn tuy đọc nhiều hiểu rộng, nhưng ông không được coi là tinh thông chuyện quân sự và chính trị. Thế nên Tôn Quyền không để Gia Cát Cẩn trở thành nhà chính trị hoặc nhà quân sự dưới quyền mình, mà để ông trở thành một "người phát ngôn chính thức" của Tôn Quyền về mặt tư tưởng văn hoá.
Nhưng Tôn Quyền cũng biết Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng còn giữ liên lạc. Bởi thế, khi Đông Ngô muốn hợp tác với Thục Hán, Gia Cát Cẩn luôn đóng vai trò sứ giả.
Khi Đông Ngô và Thục Hán trở mặt với nhau, Gia Cát Cẩn cũng phải nhận lệnh của Tôn Quyền giữ liên lạc với Gia Cát Lượng, để phòng lần sau khi cần hợp tác còn có thể nhanh chóng liên hệ được.
Do đó, chia ra phục vụ cho 3 quốc gia, không có nghĩa là 3 anh em Gia Cát hoàn toàn rạn nứt quan hệ. Suy cho cùng, lòng yêu nước và tình cảm riêng tư là hai phương diện khác nhau, không phải là cặp mâu thuẫn "ngươi sống ta chết".
Tìm đường mưu sinh riêng mới là tối đa hoá lợi ích
Người Trung Quốc có câu "cà rốt mỗi cây một lỗ".
Ở Thục Hán, Gia Cát Lượng sắm vai một tể tướng dưới một người trên vạn người, là phó thủ lĩnh của cả chính quyền; ở Đông Ngô, Gia Cát Cẩn sắm vai "mặt tiền", là "liên lạc viên" của Tôn Quyền với Thục Hán; ở Tào Nguỵ, Gia Cát Đản sắm vai võ tướng, là nhân vật quan trọng tiếp xúc với trung tâm quyền lực của Tào Nguỵ.
Nếu như đẩy Gia Cát Lượng tới Tào Nguỵ, vậy thì ông sẽ phải tranh giành không gian sinh tồn với những người như Tuân Úc;
Nếu như đẩy Gia Cát Cẩn tới Thục Hán, vậy thì Gia Cát Lượng có tiếng tăm lừng lẫy hơn sẽ khiến ông không còn đường nào để đi;
Nếu như đẩy Gia Cát Đản tới Đông Ngô, vậy thì những người như Chu Du sẽ trở thành trở ngại trên con đường thăng quan tiến chức của ông...
Bởi thế, phục vụ cho 3 quốc gia khác nhau là lựa chọn thích hợp đối với 3 người họ.
Hơn nữa 3 nước chia thiên hạ, theo tình hình khi ấy chắc chắn sẽ có một bên giành thắng lợi, mà 3 anh em họ đều có địa vị không hề thấp. Bởi vậy sau khi thế chân vạc bị phá vỡ, xét theo lý, ít nhất họ có khả năng bảo vệ được gia tộc Gia Cát ở Lang Nha.
Chỉ đáng tiếc là về sau Gia Cát Đản chỉ huy sai lầm, gây ra tổn thất vô cùng lớn cho triều đình Tào Nguỵ vào năm Cam Lộ thứ 3 (258), mới dẫn tới bi kịch bị tru di tam tộc.
Nói tóm lại, 3 anh em Gia Cát theo 3nước, là lựa chọn khá đúng đắn bắt nguồn từ thực tế của họ, không phải là hành động không có sức thuyết phục. Họ sinh ra trong thời loạn lạc, có thể để lại tên mình vào sử sách cũng đã là một thành công nhất định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…