Là vương triều duy nhất không có hôn quân, vì sao Thanh triều cũng không trụ được quá 3 thế kỷ?
Góc khuất về cuộc đời của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc / Vua nào đông vợ nhiều con nhất lịch sử Trung Quốc?
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, từng có một triều đại được xem là vương triều duy nhất không có hôn quân.
Thế nhưng điều kỳ lạ lại nằm ở chỗ, triều đại này cũng chỉ truyền được 12 đời vua và trụ được chưa tới 3 thế kỷ. Đó chính là nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Trung Hoa.
Vậy rốt cục đâu là lý do khiến Thanh triều dù không có lấy một Hoàng đế hôn quân nhưng cũng không thể duy trì được sự thống trị của mình một cách lâu dài?
Vương triều hiếm hoi không có hôn quân trong lịch sử Trung Hoa
Tính từ thời Thuận Trị đế, Thanh triều tới giai đoạn trị vì của Khang Hi, Ung Chính và Càn Long có thể coi là đã đạt tới đỉnh cao thịnh vượng.
Tuy nhiên theo quan điểm của Qulishi, trong suốt gần 3 thế kỷ tồn tại, chính quyền này vẫn không thể coi là có được sự cai trị ổn định.
Vào thời kỳ đầu khai quốc, tàn dư thế lực của nhà Minh còn lưu lại ở các địa khu phía Đông Nam đã tạo ra uy hiếp không nhỏ đối với triều đình.
Sau đó, loạn Tam phiên do Ngô Tam Quế cầm đầu thậm chí đã suýt chút nữa khiến đế nghiệp của gia tộc Ái Tân Giác La bị lung lay.
Tới giai đoạn trung kỳ, phía Mông Cổ liên tiếp lục đục, đến thời Gia Khánh lại nổ ra cuộc khởi nghĩa của Bạch Liên giáo.
Vào giai đoạn hậu kỳ, sự uy hiếp từ các thế lực bên ngoài và sức ảnh hưởng từ cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc đã khiến cho Thanh triều càng phải đối mặt với nhiều bất ổn nghiêm trọng.
Từ khi Mãn Thanh nhập quan, Mãn tộc thống nhất Trung Nguyên, việc xuất thân là một bộ tộc thiểu số nhưng lại nắm trong tay quyền cai trị đã trở thành nguyên nhân dễ hiểu lý giải cho sự thiếu ổn định của hoàng quyền nhà Thanh.
Điều này cũng khiến cho hoàng tộc Ái Tân Giác La từ lâu đã hình thành quan điểm sống trong thời bình nhưng vẫn phải đề phòng thời loạn.
Cũng bởi vậy nên trong việc lựa chọn và bồi dưỡng người nối nghiệp, các Hoàng đế nhà Thanh đều vô cùng khắt khe và tỉ mỉ.
Cho nên kể từ thời Thuận Trị, các vị vua của vương triều này đều phải học Tứ thư, Ngũ kinh từ rất sớm và buộc phải thông thạo cả tiếng Mãn lẫn tiếng Hán.
Dĩ nhiên, trong số 12 vị Hoàng đế Thanh triều, cũng có một vài người bị cho là không có tầm nhìn xa trông rộng, gây ra hạn chế đối với sự phát triển của quốc gia.
Thế nhưng đa số các quan điểm đều cho rằng, vương triều nhà Thanh không có một vị Hoàng đế nào thích giết chóc hay có tính bạo ngược.
Việc Thanh triều không có hôn quân có liên quan mật thiết với nền giáo dục mà họ được tiếp nhận ngay từ khi còn nhỏ.
Hé lộ nguyên nhân thực sự khiến Thanh triều không trụ nổi quá 3 thế kỷ
Vậy vì sao một vương triều được cho là không có hôn quân như Thanh triều cũng không trụ nổi qua 3 thế kỷ đã diệt vong?
Trên thực tế, điều này có liên quan tới những hạn chế của giai cấp thống trị. Bởi Hoàng thất nhà Thanh xuất thân là dân tộc thiểu số, cho nên thứ đầu tiên mà họ nghĩ tới khi cầm quyền chính là ổn định sự thống trị của bản thân.
Cho nên vào giai đoạn đầu, họ thoải mái tiếp thu luồng gió mới từ khoa học kỹ thuật tân tiến của phương Tây vì nghĩ rằng chúng hữu dụng.
Tuy nhiên tới khi cảm thấy những thứ này có thể tạo thành mối đe dọa đối với hoàng quyền, giai cấp thống trị đã không ngần ngại mà quay sang hạn chế, cấm đoán chúng.
Cho nên ở vào giai đoạn hậu kỳ, Thanh triều gặp phải áp lực vô cùng lớn từ các cường quốc bên ngoài, thậm chí vấn đề này còn nghiêm trọng hơn bất kỳ vương triều nào kể từ thời nhà Tống trở đi.
Áp lực trên rõ ràng đã trở thành đòn đả kích cực mạnh đối với chế độ tập quyền cũng như sự cân bằng chính trị mà hoàng thất nhà Thanh phải lao tâm khổ tứ mấy trăm năm mới có thể gây dựng được.
Cũng trong khoảng thời gian này, chúng ta không thể bỏ qua hàng loạt chính sách của một nhân vật có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với Thanh triều khi ấy. Đó chính là Từ Hi Thái hậu.
Cho tới ngày nay, vẫn có không ít ý kiến cho rằng Từ Hi là tội đồ khiến vương triều này tận diệt.
Tuy nhiên theo quan điểm của Qulishi, nếu nhìn nhận trên một góc độ khác thì chính người phụ nữ quyền lực này đã duy trì sự ổn định của thế cục và sự đảm bảo tuyệt đối đối với quyền uy của hoàng tộc.
Đồng thời, Từ Hi cũng cho phép một số cải cách và chính sách mở cửa được tiến hành trong khuôn khổ nhất định.
Chính nhờ những động thái nói trên, chính quyền nhà Thanh mới có thể kéo dài thêm chút hơi tàn tới những năm đầu thế kỷ XX.
Vì vậy, có thể nói rằng nguyên nhân khiến Thanh triều diệt vong thực tế có liên quan tới xu hướng toàn cầu hóa.
Không khó để nhận thấy, thời kỳ thịnh thế của Khang – Ung – Càn, đã đem tới cho vương triều này sự ổn định về mặt cơ sở.
Sau đó, dù chịu ảnh hưởng từ khởi nghĩa của Bạch Liên Giáo và khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, Thanh triều vẫn có thể duy trì được sự thống trị tương đối mạnh mẽ ở trong nước, thậm chí còn thông qua cuộc Vận động Dương Vụ để gây dựng nên lực lượng hải quân đệ nhất Á Châu.
Những điều này cũng đủ để cho thấy, nếu không phải chịu sự uy hiếp, xâu xé từ các thế lực bên ngoài, có lẽ vương triều này vẫn có thể duy trì sự thống trị của mình trên mảnh đất Trung Hoa lâu hơn nữa.
Tuy nhiên sau cùng, sức ép từ sự thay đổi của thời cuộc đã khiến cho một triều đại thậm chí chưa từng có lấy một hôn quân cũng phải chịu cảnh tận diệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt