Lạc vào kỳ quan đấu trường La Mã
Nằm ngay phía đông quảng trường , đấu trường La Mã được xây dựng từ năm 70 và hoàn thành vào năm 80. Công trình này được xây dựng dưới thời hoàng đế Titus trị vì. Đấu trường có chiều dài 188m, rộng 156m và cao 57m.
Vào năm 80, Titus đã mở cửa đấu trường La Mã và ban đầu nó có tên gọi là Flavian Amphitheater. Đây là đấu trường lớn nhất mà đế chế La Lã cho người xây dựng. Hoàng đế Titus đã cho người tổ chức nhiều trò chơi thỏa mãn thú tiêu khiển cho người dân trong vòng 100 ngày, bao gồm các cuộc chiến giữa các võ sĩ giác đấu với nhau hay võ sĩ giác đấu so tài với quái thú, giữa quái thú với nhau...
Đấu trường gồm 4 tầng chính, mỗi tầng rộng hơn 300.000 m2. Trong đó có 3 tầng ghế ngồi với sức chứa lên đến 50.000 khán giả để theo dõi các cuộc so tài của võ sĩ giác đấu, trò chơi…
Bên dưới đấu trường La Mã là hệ thống các đường hầm và rất nhiều căn phòng. Một số phòng là nơi ở của các võ sĩ giác đấu và nơi nhốt các động vật hoang dã dùng để so tài với võ sĩ giác đấu. Ngoài ra, nơi đây còn có một số “thang máy” vận hành bằng sức người. Hơn một triệu động vật đã chết ở đấu trường La Mã khi tham gia các cuộc mua vui cho người dân La Mã. Lần cuối cùng người ta tổ chức trò chơi ở đây là vào thế kỷ VI.
Do đấu trường La Mã phải hứng chịu nhiều trận động đất nên một phần kiến trúc ở phía Nam công trình này đã bị sụp đổ. Ngày nay, kiệt tác kiến trúc La Mã này là một trong những điểm du lịch hút khách nhất ở thành Rome (3,9 triệu du khách/năm).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?