Lạc vào xứ sở băng giá Cáp Nhĩ Tân cùng “công chúa tuyết” người Việt
10 cảnh đẹp mê ly hàng đầu Trung Quốc / Vẻ đẹp 7 sắc cầu vồng quyến rũ của cánh đồng ở Trung Quốc
Phạm Thảo đang sinh sống và làm việc tại Bắc Kinh. Qua lăng kính của cô, những bông tuyết trắng trở nên đẹp đến nao lòng.
Cáp Nhĩ Tân là thành phố thuộc tỉnh Hắc Long Giang, cực bắc Trung Quốc. Mùa đông cũng là những ngày đẹp nhất (tháng 12 đến tháng 2) thời tiết luôn duy trì ở mức từ âm 20 đến âm 30 độ C. Vậy nên cung đường này không dành cho người chịu lạnh kém, khó thích nghi được với thời tiết.
Bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng để chuyến đi thật mỹ mãn nhé |
Những vật dụng cần thiết
Đồ giữ nhiệt: Áo phao lông vũ, áo khoác chuyên dụng chống nước. Áo khoác dáng dài che được chân càng tốt. Quần legging lót lông 400D trở lên để mặc bên trong và quần nỉ rộng, quần gió mặc bên ngoài. Mũ len lông, bịt tai, khăn, khẩu trang, tất lông, găng tay,…
Giày đi tuyết đế cao, chống trơn trượt. Hoặc ủng nhựa đi tuyết.
Nhất định phải đi giầy chống trơn trượt không thì sẽ ngã rất đau và rất nhiều |
Sạc dự phòng: Đến những vùng thời tiết khắc nhiệt thì Iphone rất dễ sập nguồn. Bạn cần chuẩn bị máy ảnh hoặc máy có hệ điều hành Android.
Tiếng Trung: Là bắt buộc hoặc ít nhất là bập bẹ cơ bản vì tiếng Anh hoàn toàn không có tác dụng gì tại Trung Quốc. Nhiều phần mềm rất mất thời gian vì phải kết nối Internet.
Biết tiếng Trung bạn sẽ dễ dàng giao tiếp và khám phá nhiều điều thú vị |
Đặt phòng
Bạn nên dùng Ctrip để đặt phòng, không nên sử dụng Booking.com vì nó không phản ánh đúng thực tế. Mọi người có thể tham khảo khách sạn dưới đây:
- Kangaroo Internet Hotel, 200 tệ (680.000 đồng)/phòng/đêm.Khách sạn ở chính giữa trung tâm nên đi đâu cũng tiện. Tuy nhiên, phòng hơi ít tiện nghi so với giá tiền.
- 7 Days Inn Harbin, 680.000 đồng/phòng/đêm, phòng sạch đẹp, mọi thứ đều ổn, cách trung tâm 3 km nên không tiện bằng Kangaroo.
Ở Cáp Nhĩ Tân mọi nhà nghỉ đều được trang bị hệ thống sưởi cực tốt nên ở trong phòng không lo lạnh |
Khám phá làng tuyết
Hiện chưa có đường bay thẳng từ Hà Nội đi Cáp Nhĩ Tân mà sẽ nối chuyến tại Bắc Kinh.Vé khứ hồi Hà Nội - Bắc Kinh khoảng 10-12 triệu đồng. Bạn cũng có thể bay thẳng Hà Nội - Cáp Nhĩ Tân, nối chuyến ở Quảng Châu, Hạ Môn, Bắc Kinh...Giá vé khứ hồi khoảng 4.500 - 6.000 tệ (15-20 triệu VNĐ). Ngoài ra vé tàu thì phải check trên Ctrip là tiện mà nhanh nhất.
Về miền tuyết trắng |
Khi đến Cáp Nhĩ Tân, mọi người nên dành nhiều thời gian ghé các danh lam thắng cảnh và lễ hội băng đăng. Không ai trên thế giới là không biết đến tên lễ hội đặc trưng này. Lần đầu tới đây, mình đã vô cùng phấn khích. Một lưu ý cho mọi người ở đây toàn băng là băng, nên phải cẩn thận trong di chuyển. Sử dụng giày chuyên dụng hoặc không lúc di chuyển phải lê lê bàn chân để tăng ma sát, tránh “vồ ếch”.
Những khối băng được điêu khắc hiện lên huyền ảo trong ánh đèn màu sắc |
Phần thú vị nhất chuyến đi này là làng tuyết Xuexiang (Tuyết Hương) ở thành phố Mẫu Đơn Giang, cách Cáp Nhĩ Tân 280 km. Xe bạn có thể nhờ khách sạn đặt, giá trung bình khoảng 120 tệ (400.000 VNĐ)/người với xe đến tận khách sạn đón và đưa, rất tiện và tiết kiệm thời gian. Đến làng tuyết, bạn phải mua vé, 115 tệ (390.000 VNĐ) tiền vé vào cổng, 5 tệ (17.000 VNĐ) vé xe bus.
Cuối cùng mình cũng đến được làng tuyết mơ mộng |
Các bạn có thể tham gia một số hoạt động vui chơi như trượt phao, nặn ông già tuyết hay đơn giản chỉ là đứng ngắm cảnh ánh hoàng hôn phủ ánh vàng lên mái nhà trắng phau bởi tuyết phủ.Chi phí cho hoạt động trượt phao là 50 tệ (170.000 VNĐ)/người.Giá cả sinh hoạt cũng không hề rẻ chút nào do phải nhập nhiều từ các nơi khác, đặc biệt nông sản như rau củ quả. Một bữa ăn đơn giản gồm rau và há cảo cũng lên tới 150 – 200 tệ (500.000 – 700.000 VNĐ).
Làng tuyết ban đêm thậm chí còn đẹp rực rỡ hơn cả ban ngày. |
Đã tới làng tuyết thì bạn không thể không tới Cốc Tuyết và chơi trượt tuyết. Sáng dậy sớm, trekking Cốc Tuyết, ngắm bình minh ở đây đẹp mê hồn. Quãng đường leo lên đến đỉnh rất dài và toàn là tuyết nên leo khá mệt. Bạn sẽ mất tầm 5-6 tiếng đi bộ, nhưng bù lại cảnh sắc rất xứng đáng để bỏ công sức ra. Tất nhiên, nếu không có sức leo, bạn có thể thuê xe đưa lên tận đỉnh với giá 150 tệ (520.000 VNĐ).
Con đường trekking Cốc Tuyết đẹp mê hồn |
Sau khi leo Cốc Tuyết, các bạn có thể chơi trượt tuyết tại bất kỳ dịch vụ nào tại đó. Nếu bạn nhờ khách sạn đặt sẽ khoảng180 tệ (620.000 VNĐ) bao gồm giày, ván trượt. Đây là môn nghệ thuật rất xa lạ với người Việt nên chuyện ngã hay lộn vài vòng là điều hết sức bình thường. Tại đây cũng có bãi dành riêng cho những người chưa có kinh nghiệm và được hướng dẫn tận tình.
Bạn nên chọn độ dốc vừa phải để tránh bị ngã như mình. |
Sẽ thật thiếu sót lớn nếu bạn quên mất trò chơi này, đó là “Hắt nước sôi”. Sáng sớm và tối là thời điểm thích hợp để chơi vì là lúc lạnh nhất trong ngày, nhưng theo mình trời sáng đẹp hơn. Để chơi trò này, bạn chỉ cần cho nước sôi vào bình xong hắt một vòng là đã có sản phẩm tuyệt đẹp, không cần kỹ năng gì. Nước sôi khi hất vào không khí lạnh sẽ tự động đông thành dải tuyết "ảo tung chảo" cho các bạn sống ảo.
Chơi trò hất nước sôi này rất vui, nhưng bạn hãy cẩn thận những người xung quanh mình. |
Ngoài làng tuyết, bạn có thể ra sông Tùng Hoa chơi. Con sông này rất lớn, đóng băng toàn bộ vào mùa đông nên sẽ đem đến trải nghiệm thú vị. Rất đông người ra mặt sông chơi trò chơi với băng và tuyết như phao trượt, cầu trượt, bắn pháo, xe kéo... Vé lẻ cho các trò khá đắt, chơi hết tất cả khoảng 300 tệ (tương đương) 1 triệu VNĐ/người).
Sông Tùng Hoa và công viên luôn thu hút rất đông du khách ghé thăm hưởng ngoạn |
Tổng chi phí cho cả chuyến đi khoảng 25-30 triệu. Đây là con số chấp nhận được với tất cả những trải nghiệm mà bạn sẽ hưởng thụ trong suốt cả chuyến hành trình lạc vào băng giá này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ