Lai lịch người Việt duy nhất thi đỗ trạng nguyên ở Trung Quốc
Vườn quốc gia Bạch Mã đẹp như “tiên cảnh” trong thảm sương mù giăng kín / Bí ẩn xác cá voi khổng lồ đột nhiên xuất hiện trong rừng rậm Amazon
Khương Công Phụ (731-805) tự là Đức Văn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Theo sách Giai thoại Lịch sử Việt Nam, Khương Công Phụ từ bé đã nổi tiếng thông minh, có trí nhớ tuyệt vời.
Tương truyền, lúc Trương Công Phụ còn nhỏ, bố ông là Khương Công Dĩnh thấy con sáng dạ nên mừng lắm. Ông tìm người giỏi chữ cùng mở cửa hàng thuốc bắc gần nhà gửi con theo học.
Khương Công Phụ tiến bộ rất nhanh khiến thầy giáo phải ngạc nhiên, khen ngợi. Cậu thuộc sách Tứ thư, Ngũ kinh và thấu hiểu nghĩa lý trong Kinh thư, Kinh lễ...
Trước khi được tới kinh đô Tràng An của nhà Đường dự thi, Khương Công Phụ phải trải qua rất nhiều kỳ thi sát hạch. Dù về kinh sử hay thơ phú, bài làm của Công Phụ đều đạt xuất sắc.
Khương Công Phụ được xếp hàng đầu trong danh sách 8 sĩ tử của 8 quận đất Giao Châu về Tràng An dự thi, dưới triều vua Đường Đức Tông (780-803).
Tại kỳ thi này, ông đỗ đầu. Sau khi đỗ trạng nguyên, Khương Công Phụ được vua Đường phong chức Hiệu thư lang (chức quan văn). Sau đó, ông dâng lên vua bài “kế sách trị nước” với nhiều ý tưởng xuất sắc.
Vua Đường Đức Tông rất kính nể, phong cho ông những chức vụ cao hơn như Hữu thập di hàn lâm học sĩ, kiêm chức hộ tào tham quân.
Khương Công Phụ là trường hợp “có một không hai” trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam, khi là người Việt đầu tiên và duy nhất thi đỗ trạng nguyên, rồi giữ vị trí cao trong bộ máy cai trị của cả đất nước Trung Hoa. Giới nho sĩ qua nhiều thế hệ ca ngợi Khương Công Phụ không chỉ tài năng văn chương, mà còn có phẩm chất, tư cách của một “kẻ sĩ” xuất chúng.
Ông vốn tính cương trực, thẳng thắn, không sợ kẻ cường quyền. Đến vua Đường làm sai, ông cũng mạnh dạn góp ý, can ngăn. Trong khi đó, các quan đại thần là người Hán trong triều nhà Đường không dám làm điều này.
Lúc bây giờ, triều đình nhà Đường có viên quan võ Chu Thử bị vua truất hết binh quyền, sinh uất hận. Khương Công Phụ đoán người này sẽ hại vua nên khuyên ông cẩn thận đề phòng, nhưng vua Đường không nghe. Sau này, Chu Thử nổi loạn. Nhờ kế sách của Khương Công Phụ, vua Đường mới dẹp được quân phản nghịch.
Sau khi dẹp xong loạn Chu Thử, vua Đường phong Khương Công Phụ làm “Gián định đại phu”, “Đồng trung thư môn hạ bình chương sự” (có tài liệu cho rằng ông được thăng tới chức tể tướng), những chức quan được quyền can vua, xem xét mọi sai lầm của các đại thần.
Tuy nhiên, cuộc đời của vị trạng nguyên người Việt không có được cái kết trọn vẹn. Sau khi con gái chết yểu, vua Đường quá thương con đã hạ lệnh xuất rất nhiều tiền để xây dựng lăng miếu nguy nga, lộng lẫy cho con. Khương Công Phụ thấy đây là việc làm sai trái nên ra sức can ngăn. Vua nổi giận giáng ông xuống làm quan tầm thường và đày đi xa.
Mãi đến năm 805, sau khi vua Đường Đồng Thuận lên ngôi, nhận thấy lẽ phải trong lời can ngăn của Khương Công Phụ, liền xuống chiếu cử ông làm Thứ sử Cát Châu. Vị lão thần tuổi già sức yếu đã qua đời trước khi đến nơi nhậm chức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào