Lần đầu tiên gặp Càn Long 12 tuổi, tại sao Khang Hi lại kinh ngạc tới nỗi buông ly rượu trên tay xuống?
Tại sao khi an táng các phi tần thời cổ đại lại bị bịt hậu môn? Không phải mê tín mà là có cơ sở khoa học / Cỏ thần khiến Tần Thủy Hoàng khao khát có được, sai hàng nghìn người đi tìm kiếm thần kì cỡ nào?
“Khang Càn thịnh thế” (thời kỳ hưng thịnh Khang Hi - Càn Long) là một thời kỳ hưng thịnh cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, bắt đầu từ năm 1662 đến năm 1796, trải qua 134 năm. Đó là thời kỳ được tạo nên bởi 3 vị vua xuất sắc của nhà Thanh là Khang Hi, Ung Chính và Càn Long.
Khi mọi người nói tới nguyên nhân tạo nên sự hưng thịnh của thời Khang - Càn thì luôn bắt đầu từ những góc độ như bối cảnh, sự cần mẫn trong chính sự và cả những cương lĩnh chính trị chính xác mà họ thực thi. Nhìn từ góc độ này thì hoàn toàn không có vấn đề gì nhưng rất ít người lại chú ý tới một điểm quan trọng bị mọi người bỏ qua, đó chính là vấn đề kế thừa hoàng vị.
Thời đại từ Khang Hi, Ung Chính đến Càn Long chính là khoảng thời gian thịnh vượng nhất của triều đại nhà Thanh.Tại sao lại nói kế thừa hoàng vị là nguyên nhân quan trọng cho sự hưng thịnh của thời kỳ này? Lấy một ví dụ để chứng minh, nếu như Khang Hi không đem hoàng vị truyền lại cho Ung Chính mà truyền cho một vị hoàng tử khác, vậy thì làm sao có chuyện Càn Long kế vị Ung Chính? Như thế cũng làm sao có “Khang-Càn thịnh thế”? Trên thực tế, sự tranh giành ngai vị trong những năm cuối đời của Khang Hi cực kỳ khốc liệt, Ung Chính có thể đạt được thắng lợi đều là nhờ kỹ lưỡng trong quá trình lên kế hoạch và sự thông minh lanh lợi trời ban của con trai ông - Càn Long.
Các hoàng đế cổ đại luôn có hậu cung 3000 giai lệ, Khang Hi cần cù với chính sự, các phi tử đương nhiên cũng chẳng có tới 3000 nhưng cũng không hề ít. Kết quả của điều này là có rất nhiều hoàng tử và trong những năm cuối đời của Khang Hi, sự tranh giành ngai vị cực kỳ khốc liệt. Đó chính là “cửu tử đoạt đích” (9 vị hoàng tử tranh nhau ngai vị) nổi tiếng trong lịch sử và những hệ liệt mà nó gây ra. Trong 24 vị hoàng tử, có 9 người đều bị cuốn vào cơn phong ba chính trị ấy, mục đích của họ chính là để tranh giành quyền thừa kế hoàng vị.
Các vị hoàng tử vắt óc suy nghĩ, tìm đủ mọi mưu kế, ai cũng muốn trở thành hoàng đế của Đại Thanh. Trải qua những trận đấu trí đấu dũng, có 7 vị hoàng tử hoặc là chủ động, hoặc là bị động phải lựa chọn rút lui. Cuối cùng chỉ còn lại Tứ Hoàng Tử Dận Chân và Thập Tứ Hoàng Tử Dận Trinh còn tham gia vào trận tranh đoạt hoàng vị khốc liệt này.
Dận Chân, sinh năm 1678, chính là hoàng đế Ung Chính sau này. Đối với tình hình khi ấy mà nói, Khang Hi lại thích người em trai thông minh trẻ trung Dận Trinh hơn. Dận Trinh, sinh năm 1688, ông giỏi việc chinh chiến ra trận, lập nhiều công lao trong các cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ Đại Thanh, được Khang Hi vô cùng trọng dụng. Thậm chí, rất nhiều các quan đại thần trong triều đều nghĩ rằng Khang Hi sẽ truyền lại ngôi báu cho Thập Tứ Hoàng Tử Dận Trinh.
Vậy, Dận Chân đã làm thế nào để đánh bại người em trai xuất sắc như thế? So với Dận Chân, điểm yếu duy nhất của Dận Trinh chính là ở bên ngoài nhiều năm, không thể thường xuyên ở bên phụ hoàng. Còn Dận Chân lại lợi dụng điểm này, theo “Thanh thực lục” có ghi chép, những năm cuối Khang Hi, Dận Trinh sau khi hồi kinh trong thời gian ngắn ngủi đã quay trở lại vùng Tây Bắc, Dận Chân lại bắt đầu đánh “ván bài tình thân”. Ông 2 lần mời Khang Hi tới dự tiệc ở Hạnh Vương Viên, cũng sau hai lần dự tiệc này, ông lựa chọn đã truyền lại ngôi báu cho Dận Chân.
Mọi người đều thắc mắc vô cùng, tại sao tình hình thế cục lại thay đổi nhanh đến vậy, nguyên nhân nằm ở một người, người đó chính là con trai của Dận Chân - Hoằng Lịch, cũng chính là hoàng đế Càn Long sau này. Khi ở trong Viên Minh Viên, nhân vật chính không phải là Khang Hi và Ung Chính mà chính là Khang Hi với Càn Long.
Theo cuốn “Thanh sử thảo” có ghi chép, khi ấy Hoằng Lịch chỉ mới 12 tuổi nhưng đã có được tướng mạo khiến người khác kinh ngạc, “thông minh hoạt bát, vẻ ngoài tuấn tú, mắt to có hồn, tướng mạo oai phong”, có tố chất của một vị đế vương ngay từ khi còn bé. Lần đầu tiên Khang Hi gặp cháu trai đã kinh ngạc tới nỗi buông ly rượu trong tay xuống, dường như ông nhìn thấy bản thân hồi còn trẻ, khí chất trên người thiếu niên ấy giống hệt ông năm xưa khiến ông cực kỳ vui mừng. Đương nhiên, nếu chỉ dựa vào ngoại hình thì Càn Long vẫn chưa đủ khiến Khang Hi yêu mến ông thực sự.
Tiếp đó, Ung Chính bèn cố ý bảo Hoằng Lịch đứng trước mặt Khang Hi đọc thuộc lòng văn cổ mà ông đã học trước đó khiến tất cả mọi người có mặt ở đó đều không dám tin. Hoằng Lịch còn nhỏ như thế mà đã có thể học thuộc được văn cổ không sót chữ nào. Hơn nữa còn có ý hiểu độc đáo của cá nhân mình, trong cuộc trò chuyện với ông nội Khang Hi cũng đã thể hiện được sự xuất sắc tuyệt đỉnh, sự tự tin phóng khoáng, văn thơ lai láng của mình khiến Khang Hi phải kinh ngạc, trong đám cháu trai của mình lại có một thiếu niên thiên tài như thế.
Sau buổi tiệc, Khang Hi đã tự tìm Ung Chính để hỏi sinh thần bát tự của Càn Long, đồng thời còn ngồi bên cạnh ngự bút tiến hành phê đáp, dự tính tương lai cuộc đời sau này của Càn Long. Không thể không nói, Khang Hi nhìn người rất chuẩn, Càn Long quả thực như ông dự liệu, “làm việc chu đáo, chắc chắn, chí hướng cực tốt”.
Quay lại câu chuyện tranh đoạt ngai vị, điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc Khang Hi lựa chọn người kế vị cho mình. Trong lòng Ung Chính biết rõ, địa vị của mình trong lòng Khang Hi không thể nào bằng em trai Dận Trinh được, thế nên mới nghĩ ra cách để người con trai Càn Long xuất sắc nhất tới gặp Khang Hi, coi đó như quân cờ để đoạt vị cho mình. Và thực tế đã chứng minh, nước đi này của ông đã có tác dụng vô cùng lớn, sau khi Khang Hi gặp Càn Long thì trong lòng dậy sóng không thôi, các sử quan thậm chí còn dùng từ “vừa gặp đã thích” để hình dung sự yên mến mà Khang Hi dành cho Càn Long.
Một vị vua thời trẻ dốc hết tâm sức để gầy dựng lên một nền tảng chính trị vững chắc, hưng thịnh như Khang Hi, sao ông lại không mong người kế vị mình sẽ là một người cũng xuất sắc, ưu tú như thế cơ chứ? Có lẽ Ung Chính không phải là sự lựa chọn tốt nhất nhưng con trai Càn Long của ông lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc Khang Hi truyền ngôi cho Ung Chính. Thế nên, nếu nói Khang Hi truyền ngôi cho Ung Chính thì thà nói rằng mục đích cuối cùng của ông là để Càn Long trở thành hoàng đế của Đại Thanh, để duy trì chí hướng của mình.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo