Làng cổ kỳ quái nhất Trung Quốc là nơi hậu duệ Gia Cát Lượng sinh sống, người lạ không dám bước vào
Vẻ đẹp hoang sơ hiếm có ở ngôi làng cổ ngàn năm tuổi nằm sát biển Quảng Ngãi / Ngôi làng cổ nhất châu Âu hiện ra giữa hồ sau 8.000 năm mất tích
Nằm ở phía tây thành phố Lan Khê, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc có một ngôi làng được lập từ năm 1340, mang tên làng Cao Long, sau đổi thành làng Bát Quái. Đây chính là nơi định cư của hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng. Đây cũng chính là nơi tụ họp nhiều con cháu của vị quân sư huyền thoại này nhất.
Ảnh chụp từ trên cao
Đa số các hộ trong làng Bát Quái đều mang họ Gia Cát. Đặc biệt, cấu trúc tổng thể của làng cũng được thiết kế và bài trí theo “Bát trạch” của Khổng Minh Gia Cát Lượng. Trung tâm là ao Chung Trì, bao quanh là 8 con ngõ nhỏ, hướng về 8 hướng tạo nên hình bát quái.
Làng Bát Quái thấp dần về trung tâm, nên nếu nước chảy sẽ tụ lại ở trung tâm ngôi làng, tạo nên một cái ao. Ao Chung Trì không quá lớn và có hình giống Thái cực trong Cửu Cung, Bát quái đồ khi một nửa là nước, một nửa là đất. Hàng trăm năm trôi qua, bố cục và bát đồ của làng này vẫn được bảo tồn, không chút thay đổi.
Cấu trúc như một mê cung nên nếu không phải người làng sẽ rất dễ bị lạc. Đó là nguyên nhân người ngoài khi đến làng Bát Quái đều không dám tự tiện đi vào mà cần có người hướng dẫn đi cùng.
Người ta kể lại, năm xưa chiến tranh chống Nhật diễn ra, một nhóm quân Nhật đã càn quét qua đồi Cao Long. Tất cả các thôn làng xung quanh đều bị tàn phá, nhưng không hiểu sao chúng không phát hiện ra làng Bát Quái nên cả làng bình yên vô sự.
Ở nơi đây người dân chuộng xây nhà theo kiểu “tứ hợp viện”. Nghĩa là 4 mặt nhà sẽ được đóng kín, chỉ trừ khoảng sân lớn ở giữa. Mặt trước các ngôi nhà thường cao hơn các mặt khác, mỗi khi trời mưa nước sẽ tập trung vào khoảng sân giữa. Quan niệm người dân làng Bát Quái thì đây chính là “phì thủy bất ngoại lưu” (dòng nước trong lành, tươi tốt không chảy ra ngoài). Các gia đình tin rằng dòng nước đó là sự may mắn, thịnh vượng nên không muốn để mất nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp
Thời xưa không có đồ lót, phụ nữ làm thế nào để che đậy sự riêng tư của mình? Sau khi đọc xong, phần dưới của tôi cảm thấy lạnh
Dòng họ chưa đến 1% dân số Việt Nam nhưng sản sinh nhiều anh hùng kiệt xuất, tướng tài giỏi
Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?