Khám phá

Lão nông đào cát tìm thấy thanh kiếm dài hơn 7m, dân làng khiếp sợ: Chôn ngay kẻo họa lớn!

Khi hiểu ra câu chuyện lịch sử đằng sau thanh kiếm khổng lồ, nhiều người dân đã tỏ ra lo lắng và yêu cầu chuyên gia chôn thanh kiếm xuống lại đáy sông.

Nam Kinh phát hiện một lăng mộ của 1 nam, 34 nữ; bên trong cất giữ bảo vật khiến các chuyên gia vừa nhìn thấy liền cảm động cay khóe mắt / Bảo vật 'ngủ quên' trong Tử Cấm Thành: 'Ông trùm' ra giá bằng 10 chiếc Mercedes nhưng vẫn bị từ chối

Tại Trung Quốc, trong các chương trình kiểm định bảo vật, bản tin di tích văn hóa, đã nhiều lần người ta nghe tới câu chuyện tình cờ tìm thấy hoặc được gia đình truyền lại những thanh Phượng thương bảo kiếm, Thanh long kiếm hay thậm chí là Đồ long đao. Thế nhưng việc khai quật được một thanh kiếm khổng lồ dài tới 7,5m như trong câu chuyện lần này lại là điều cực kỳ hiếm hoi.

Thanh kiếm khổng lồ dưới lòng sông

Mùa xuân năm 1988, con sông Tứ ở huyện Duyện Châu, Sơn Đông, Trung Quốc khô cạn nước, lộ cả đáy. Người dân thôn Đại Kiều sống gần đó đã kéo nhau ra bờ sông để khai thác cát về xây dựng.

Đào xuống độ sâu hơn 1 mét, một người đàn ông trong thôn bỗng phát hiện một cục sắt lạ bên dưới lòng sông. Ông đã huy động mọi người cùng tới đào bới thì nhận ra đây không phải "cục sắt" mà là một thanh kiếm sắt với chiều dài hơn 7m đang vùi mình trong bùn đất.

Lão nông đào cát tìm thấy thanh kiếm dài hơn 7m, dân làng khiếp sợ: Chôn ngay kẻo họa lớn! - Ảnh 1.

Thanh kiếm "khủng" được khai quật ở lòng sông Tứ, huyện Duyện Châu, Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Dân làng ngay lập tức gọi điện cho các chuyên gia văn hóa địa phương để trình báo về thanh kiếm khổng lồ.

Qua đo đạc, có thể thấy thanh kiếm dài 7,5m, nặng 1.539,8kg. Mặc dù phần lưỡi kiếm đã han gỉ nhưng vẫn nhìn rõ hình dáng một con Nhai Xế (linh vật mình rồng đầu chó sói trong văn hóa Trung Quốc) được chạm khắc bên trên.

Phần chuôi kiếm còn tương đối nguyên vẹn, bên trên có dòng chữ "Kim Nhất Phụng, năm Khang Hy thứ 56", cho thấy kiếm được sản xuất trong thời kỳ thịnh vượng bậc nhất của nhà Thanh.

Lão nông đào cát tìm thấy thanh kiếm dài hơn 7m, dân làng khiếp sợ: Chôn ngay kẻo họa lớn! - Ảnh 3.

Nhai Xế là đứa con thứ bảy của rồng trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Tử. Linh vật này thường được khắc ở thân vũ khí: Ngậm lưỡi phủ, lưỡi gươm đao... Ảnh minh họa: Baidu

Một thanh kiếm với kích thước khổng lồ như vậy chắc hẳn không được dùng để ra trận, vậy rốt cuộc nó được tạo nên với mục đích gì?

 

Câu chuyện đằng sau thanh kiếm khổng lồ

Sau khi kiểm tra "Dương Tư huyện chí" và sách sử cùng thời, các chuyên gia cuối cùng đã hiểu được lý do xuất hiện thanh kiếm khổng lồ này.

Con sông Tứ vốn là phụ lưu của hệ thống sông Nam Tư - một hệ thống sống lớn ở khu vực tỉnh Sơn Đông. Do chảy qua nhiều khu vực đồi núi nên dòng chảy của sông rất mạnh, dễ gây nên những trận lũ kinh hoàng đổ xuống vùng hạ lưu.

Trong tác phẩm "Luận Ngữ", chính triết gia Khổng Tử cũng từng nhìn dòng sông Tứ mà đề ra câu "Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ" (chảy đi hoài như vậy, ngày đêm không ngừng nghỉ).

"Dương Tư huyện chí" chép, vào mùa hè năm Khang Hy thứ 50 (1712), hạ lưu sông Tứ gặp lũ lụt liên miên, chân cầu bắc qua sông cũng nứt gãy vì cơn lũ.

 

Lão nông đào cát tìm thấy thanh kiếm dài hơn 7m, dân làng khiếp sợ: Chôn ngay kẻo họa lớn! - Ảnh 5.

Mô hình thanh kiếm trấn thủy được đặt tại Bảo tàng huyện Duyện Châu. Ảnh: Sohu

Tri huyện Duyễn Châu lúc này là Kim Nhất Phụng đã đi đầu trong việc quyên góp sửa chữa câu cầu, không chỉ vậy ông còn bỏ tiền túi ra để chế tác cây kiếm khổng lồ tạc hình linh vật Nhai Xế với mong muốn trấn thủy cho vùng đất này. Vị tri huyện tin rằng Nhai Xế là đứa con của rồng, là biểu tượng của uy quyền nên sẽ giúp giảm thiểu thiên tai, bảo vệ người dân sống gần bờ sông.

Thanh kiếm dài 7,5m cuối cùng được cắm xuống lòng sông theo phương thẳng đứng, nhưng đáng tiếc chỉ một thời gian sau kiếm bị nước cuốn trôi để rồi chôn vùi dưới đáy sông hàng trăm năm.

Sau khi hiểu được lịch sử của thanh kiếm khổng lồ, nhiều người dân thôn Đại Kiều đã tìm đến các chuyên gia yêu cầu mang thanh kiếm chôn ngay lại xuống lòng sông vì họ sợ lũ lụt sẽ lại hoành hành nếu thiếu đi vật trấn thủy này.

Các chuyên gia đã trấn an người dân rằng một thanh kiếm trấn thủy là vô căn cứ, nếu cứ đặt thanh kiếm dưới lòng sông thì nó sẽ hỏng hóc nặng, hoặc mất tích, quốc gia cũng mất đi một di tích văn hóa. Cuối cùng bảo vật độc đáo này vẫn được mang tới bảo quản tại Bảo tàng huyện Duyện Châu và đặt tên là "Thiên hà đệ nhất kiếm".

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm