Lão nông đào được "hòn đá" đen xì tỏa mùi thơm, chuyên gia nói: 1 tỷ chỉ mua được 2 kg
Ngắm nhìn 16 viên đá quặng được mệnh danh là tuyệt tác của tự nhiên / Ngỡ ngàng vẻ đẹp hoang sơ của "cao nguyên đá" núi Trầm giữa lòng Hà Nội
Trời vừa sáng, Chu Công Quân – một người nông dân ở Vân Nam, Trung Quốc đã vội vã lên núi đào thảo dược. Lão nông này tin rằng mình nên bắt đầu công việc càng sớm càng tốt. Hơn nữa, hôm nay ông ta quyết định đến một sườn núi chưa từng đào trước đó và ít người trong thôn biết về nó. Như vậy, cơ hội tìm thấy thuốc quý càng nhiều.
Nào ngờ, Chu Công Quân đào mãi không thấy thảo dược đâu. Sau một hồi nỗ lực, lão nông dân chỉ tìm thấy mấy "hòn đá" màu đen. Ông lão định vứt chúng đi nhưng bản thân vẫn thấy tò mò rằng vì sao chúng lại "trốn" trong lòng đất.Chu Công Quân cầm chúng lên quan sát thì phát hiện hóa ra mấy "hòn đá" này còn tỏa ra mùi thơm.Thấy lạ, ông ta quyết định đem chúng về nhà.
Sau khi phủi sạch lớp đất, những thứ này có màu đen xì, mùi thơm tỏa ra càng rõ. Tin lão Chu nhặt được mấy "hòn đá" lạ liền lan ra cả thôn. Mọi người kéo đến xem. Các cụ già trong thôn cho biết, chúng có thể không phải là đá mà là loại dược liệu quý hiếm nào đó. Họ đều khuyên Chu Công Quân tìm chuyên gia giải đáp.
Hôm sau, Chu Công Quân vì tò mò đã liên hệ với chuyên gia trên thành phố để nhờ họ kiểm tra mấy "hòn đá" của mình. Nào ngờ, chuyên gia sau khi nhìn thấy thứ mà lão nông tìm thấy đã thốt lên: "Ông thật là may mắn.Thứ này hiếm lắm, tìm được nó thường phụ thuộc vận may. Giá của nó 1 tỷ cũng chỉ mua được 2 kg mà thôi". Nghe những lời này của chuyên gia, Chu Công Quân vô cùng ngạc nhiên, ông liền hỏi: "Thứ tôi tìm thấy là gì? Tại sao ông lại khẳng định như vậy?". Vậy xuất xứ của những "hòn đá" đen xì biết tỏa mùi thơm mà lão Chu đào được có gì đặc biệt?
Nguồn gốc của những "hòn đá" đen biết tỏa mùi thơmHóa ra mấy "hòn đá" màu đen có hương thơm ngào ngạt mà Chu Công Quân tìm thấy chính lànấm truffles. Vị chuyên gia khẳng định như vậy là bởi nấm truffles được mệnh danh là "kim cương đen" có giá trị cao trong giới ẩm thực. Nấm truffles là gì?
Nấm truffles có tên khoa học là Tubermelanosporum, thuộc chi Tuber. Trong tiếng Latin, "tuber" có nghĩa là cục hoặc sưng, vì thế chúng còn được gọi là nấm cục. Ngoài ra chúng còn có tên gọi khác là nấm đất hoặc nấm tuýp.
Truffles là một loại nấm được sinh ra trong lòng đất.Chỉ có một vài vùng đất có thổ nhưỡng và khí hậu đặc biệt mới có thể tạo nên những cục nấm tinh túy bậc nhất như vậy.Điểm khác biệt của nấm truffles so với các loại nấm khác là chúng chỉ mọc ở dưới đất và thường sẽ ký sinh trong bộ rễ một số loại cây như cây phỉ, cây thông, cây bạch đàn hay cây sồi… Thời gian sinh trưởng của nấm truffles thường từ 5 đến 10 năm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và chăm sóc.
Hình dáng của nấm truffles không đồng đều, bề mặt giống như vỏ của quả vải nhưng màu đen xì. Kích thước của nấm cục khá phong phú, từ nhỏ đến to, khoảng từ 20 gram đến 1 kg.Những cục nấm to thường sẽ bán được giá hơn.
Nấm truffles không chỉ được biết đến với những hương vị độc đáo mà chúng còn rất tốt cho sức khỏe con người. Trong y học, chúng có chứa nhiều dưỡng chất quý như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa. Nấm truffles còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol trong máu.
Trong ẩm thực, nấm truffles được sử dụng như một gia vị đắt giá, có thể tăng hương vị cho nhiều món ăn như pasta, risotto, thịt nướng hay trứng…
Giá của nấm truffles phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại nấm, chất lượng, thời điểm thu hoạch và nguồn gốc. Ngoài ra, giá của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và nhu cầu thị trường. Giá thường tăng cao vào mùa thu và đông, khi nấm được thu hoạch, và giảm dần vào mùa xuân và hè.
Thậm chí, cách đây vài năm, trong một cuộc đấu giá ở Mỹ,một bao tải chứa khoảng 2kg nấm truffles được mua với mức giá gần 2 tỷ đồng.Nhiều người còn cho rằng mức giá này… khá rẻ vì kích cỡ của chúng rất to.
Vì sao nấm truffles lại đắt như vậy?
Sở dĩ giá của nấm truffles cao như vậy là do nó chỉ có thể tìm thấy ngoài tự nhiên, không thể nuôi trồng và lai tạo. Hơn nữa, nấm truffles mọc dưới đất, bám rất chắc vào rễ các loại cây nên chúng được gọi là nấm "thần không biết quỷ không hay" bởi không có dấu hiệu nào cho biết rằng nó tồn tại.
Một năm có thể thu thập được bao nhiêu nấm thì còn phải trông chờ vào sự ưu ái của Mẹ Thiên Nhiên. Vì thế, để tìm được nấm truffles, người ta chỉ có thể huấn luyện chó săn hoặc bám theo những chú lợn đào bới.Việc tìm thấy nấm truffles khó khăn như vậy nên nó cũng được ví von với phát hiện ra "kim cương đen".
Thời xưa chỉ có hoàng tộc và giới thượng lưu mới có thể thưởng thức loại nấm đặc biệt này. (Ảnh: Kknews)
Hiện nay, loại nấm này chủ yếu phân bố ở các vùng ôn đới, cụ thể là một số quốc gia tại châu Âu như miền tây nước Ý và vùng Périgord thuộc Tây Nam nước Pháp. Hơn 100 loại nấm truffles đã được tìm thấy ở 12 quốc gia trên khắp châu Âu, châu Á, Bắc Phi.
Trước đây, chỉ có hoàng tộc thời Ai Cập cổ đại và giới thượng lưu châu Âu mới có đặc quyền thưởng thức loại nấm này. Những người Roman giàu có thường dùng nấm truffles như món khai vị.
Ngày nay, bạn có thể nếm thử những món ăn đặc biệt từ loại nấm này ở những nhà hàng cao cấp và cần trả một khoản tiền không nhỏ cho thú ẩm thực này của mình.
Như vậy, Chu Công Quân thực sự đã tìm được loại nấm truffles trứ danh.Với số nấm mà lão nông này đang sở hữu, giá trị của chúng không hề nhỏ.Có thể nói, lão Chu đã đào được "một món hời".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính