Khám phá

Lão nông vớt được khúc gỗ nặng 600kg ở ven sông: Cưa 1 miếng ra, ngã ngửa là gỗ quý đắt đỏ bậc nhất

Người đàn ông không hề biết khúc gỗ ông vớt được lại là gỗ quý có giá trị đắt đỏ bậc nhất như vậy. Có thể, ông sẽ ‘đổi đời’ nhờ khúc gỗ này.

Chiếc bàn cũ kĩ bị vứt xó hóa ra lại là báu vật 400 tuổi làm từ gỗ sưa, được giới sưu tầm cổ vật Á - Âu ra sức truy lùng / Ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam được phủ kín bởi hàng trăm cây sao cổ thụ thuộc loại gỗ quý nước ta

Ảnh minh họa

Năm 2015, ông Liu ở Tân Cương, Trung Quốc trong 1 lần đi dạo đã vô tình thấy 1 khúc gỗ ở 1 con sông trong làng nơi ông sinh sống. Nhìn thấy màu sắc và chất liệu của khúc gỗ ông đoán là gỗ mun, tuy nhiên không chắc chắn. Sau đó, ông đã thuê 6 người đào khúc gỗ và chuyển về nhà. Khúc gỗ mà ông Liu vớt được dài khoảng 4m, đường kính 0,5m và nặng gần 600kg.

00300301220_73ec7b0d

Để biết chắc chắn có phải là gỗ mun hay không, ông Liu đã nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Ngay sau khi cưa 1 miếng nhỏ từ khúc gỗ này ra, các chuyên ra thấy nên trong gỗ vẫn còn đen và tỏa ra mùi hương thoang thoảng, họ khẳng định đây là gỗ mun. Các chuyên gia cho biết thêm, gỗ mun được hình thành khi động đất, lũ lụt, lở đất chôn vùi toàn bộ thực vật trên mặt đất xuống những nơi trũng như lòng sông cổ và trải qua quá trình cacbon hóa kéo dài hàng nghìn năm mới hình thành. Giá trị trường của gỗ mun thay đổi theo độ tuổi, loại cây, mức độ bào mòn và cách bảo quản. Thông thường gỗ mun có giá vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/m3, vì vậy khối gỗ mà ông Liu vớt được có giá trị cũng không hề nhỏ.

go-mun-sung

Gỗ mun hay còn gọi với các tên gọi khác như mun đen, mun sừng, mun sọc, tên khoa học là Diospyros, thuộc họ thị, là cây rụng lá và có chiều cao trưởng thành khoảng 10m – 15m. Gỗ mun là loại gỗ quý hiếm có màu đặc trưng là màu đen, rất bóng mà mịn. Gỗ mun có độ cứng cao, không bị mối mọt, công vênh và khả năng chịu lực tốt, loại gỗ này có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu.

 

Gỗ mun được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất, đồ mỹ nghệ và đồ phong thủy và các loại nhạc cụ như đàn tranh, đàn tỳ bà… Gỗ mun tạo nên âm thanh vang và ấm cho các nhạc cụ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm