Lật tẩy loài động vật gây hiệu ứng nhà kính không kém con người
Nghiên cứu mới đây cho thấy những con kiến xén lá tạo ra một lượng lớn N2O, loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình cắt lá trồng nấm.
Giãi mã hai tấm bia đá cổ đặc biệt giữa Kinh thành Huế / Scotland: Sự thật về học sinh "sang chảnh" đi máy bay tới lớp học bơi
Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tờ Proceedings of the Royal Society B, những con côn trùng cần cù này không góp phần vào sự nóng lên toàn cầu ở quy mô lớn như con người, nhưng hành vi khi vận chuyển thức ăn và tái chế chất dinh dưỡng của chúng làm thay đổi căn bản thành phần và chức năng của các cánh rừng nhiệt đới.
Kiến xén lálà loài côn trùng ăn cỏ sống ở khắp nọi nơi tại Trung và Nam Mỹ. Tập tính của loài này là thường gom lá cây và các bộ phận khác của thực vật về tổ để trồng nấm, thu hoạch các hạt có chứa protein làm thức ăn.
Tập tính xén lá trồng nấm của kiến xén lá được hình thành từ hàng chục triệu năm trước. (Ảnh: BBC) |
Bên cạnh đó, trong quá trình trồng nấm, loài này có thói quen mang rác thải bao gồm nấm chết, lá thối rữa và xác kiến chết tới quy tập tại một bãi rác ở gần lãnh thổ. Sau một thời gian, cacbon và nitơ chứa trong các loại chất thải hỗn hợp này sẽ kết hợp với nhau, tạo ra một lượng N20 khổng lồ.
Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu của Đại học Montana, New York, Mỹ tới khảo sát thực địa tại một khu rừng mưa nhiệt đới ở Costa Rica. Tại đây, họ nghiên cứu các đống rác được tạo ra bởi Atta colombica, một loài kiến xén lá điển hình.
Nhóm nghiên cứu do nhà côn trùng học Fiona Soper dẫn đầu đã đo lượng khí thải từ 22 bãi rác trên một khu vực rộng 4 km2 và thu được kết quả đáng kinh ngạc. Mỗi đống rác là một "điểm nóng" N20 trong khu rừng nhiệt đới với lượng N20 thải ra gấp 1.000 lần so với chuẩn chung của môi trường và tất cả chúng tạo ra một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính.
Một đống rác kiến Atta colombica tạo ra. (Ảnh: Gizmodo) |
Tuy nhiên, do nghiên cứu bị giới hạn trong một khu vực địa lý nhỏ, Soper và các cộng sự của cô cảnh báo rằng lượng khí mà các loại kiến xén lá khác tạo ra ở các vùng khác có thể còn lớn hơn khu vực mà họ nghiên cứu. Atta colombica chỉ là 1 trong hơn 40 loài kiến xén lá.
Nhóm nghiên cứu vì vậy kêu gọi các nhà khoa học thực hiện thêm các cuộc khảo sát ở Trung và Nam Mỹ để tìm hiểu và đánh giá tổng quát về hành vi phá hoại môi trường của loài côn trùng này.
Theo vtc.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Cột tin quảng cáo