Lịch sử hào hùng ít người biết về mảnh đất có nhiều danh nhân nổi tiếng
Nguyễn Công Trứ là một trong những danh nhân nổi tiếng nhất vùng đất Hà Tĩnh. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị lớn của triều Nguyễn. Theo sách "Lịch sử Việt Nam cận đại", năm 1858, biết tin thực dân Pháp kéo quân sang xâm lược nước ta, Nguyễn Công Trứ bấy giờ đã về quê trí sĩ, vẫn xin cầm quân ra trận. Do tuổi đã cao (hơn 80 tuổi), ông được vua Tự Đức khuyên ở lại quê nhà.
Theo sách giáo khoa Lịch sử, Đình Nguyên tiến sĩ là danh hiệu được triều Nguyễn ban cho Phan Đình Phùng sau khi ông đỗ đầu kỳ thi Đình năm 1877. Không chỉ là nhà khoa bảng nổi tiếng, Phan Đình Phùng còn là anh hùng chống Pháp nổi bật nhất nước ta giai đoạn cuối thế kỷ 19. Ông chính là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) từ năm 1886-1896.
Theo sách giáo khoa Lịch sử, Cao Thắng (1864-1893) là lãnh tụ thứ 2 của khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Ông quê xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cao Thắng là nhà kỹ thuật quân sự hàng đầu của nước ta giai đoạn cuối thế kỷ 19. Ông từng chế ra loại súng trường giống hệt súng trường 1974 của thực dân Pháp, được các nhà sử học gọi là súng trường Cao Thắng.
La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) rất được vua Quang Trung nể trọng. Mỗi khi có dịp ra Bắc, Nguyễn Huệ lại mời Nguyễn Thiếp ra luận bàn về đạo trị nước. Ông nổi tiếng với giai thoại 3 lần từ chối lời mời ra làm quan của vua Quang Trung. Nguyễn Thiếp quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Phan Huy Chú (1782-1840) là nhà khoa bảng, nhà văn, nhà thơ, nhà sử học…lớn của nước ta trong thế kỷ 19. Cùng Lê Quý Đôn, ông là một trong 2 nhân tài nước Việt được suy tôn là “nhà bác học” dưới thời phong kiến.
Phan Kính (1715-1761) là danh nhân khoa bảng duy nhất của nước ta từng được phong làm “Lưỡng quốc thám hoa”. Nhờ tài năng uyên bác, Phan Kính là nhà ngoại giao lớn của dân tộc.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo