Lịch sử kỳ lạ và đáng kinh ngạc của dầu gội đầu
Ngó "căn phòng sung sướng" của vị hoàng đế thác loạn nhất lịch sử / Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!
Cho đến khi khoa học hiện đại phát triển và tiến hành quá trình nghiên cứu phức tạp dưới kính hiển vi, các sản phẩm chăm sóc tóc đã được sản xuất bằng cách sử dụng các thành phần từ động vật, thực vật và khoáng chất có sẵn.
4000 năm TCN, thói quen làm đẹp khởi nguồn từ các vật dụng trong nhà tắm và phục vụ cho làm đẹp mái tóc. Vào thời điểm này, việc thẩm mỹ và làm đẹp là dành riêng cho giới thượng lưu của xã hội.
Từ 3000 TCN, việc chải chuốt và trang điểm đã trở thành phổ biến và nó khiến con người trở nên nổi bật và tách biệt so với các loài động vật khác. Ở thời kỳ này, người Babylon đã sở hữu nhiều nhà tắm với hệ thống nước sạch và xà phòng làm từ mỡ động vật nấu với tro được chứa trong các lọ đất sét.
Tranh minh hoạ.
Đến 1500 năm TCN, các thợ làm mỹ phẩm người Ai Cập đã thu hoạch thực vật – ví dụ như hoa sen – để chiết lấy tinh dầu, sau đó kết hợp dầu động vật, dầu thực vật cùng muối kiềm để tạo ra một sản phẩm tương tự xà phòng được dùng để chăm sóc da và tắm rửa.
Thời trung cổ, Ở Aleppo, Syria, xà phòng được làm bằng cách kết hợp dầu olive, dầu nguyệt quế, nước cùng dung dịch kiềm, đun lên và để nguội. Bánh xà phòng sau đó được cắt thành nhiều phần và có “hạn sử dụng” lên đến bảy tháng.
Năm 1100, thập tự quân châu Âu tình cờ bắt gặp các đoàn lữ hành dọc theo con đường tơ lụa mang theo đầy xà phòng Aleppo, họ quyết định mang về nhà số lượng lớn xà phòng và bắt đầu khám phá những cách thức để tạo ra nó.
Từ đó đến những năm 1200, xà phòng phương Tây trở nên phổ biến, cùng với đó là sự xuất hiện của những nhà làm xà phòng người Hồi giáo ở Tây Ban Nha và Ý. Xà phòng Castile được sử dụng rộng rãi trong các gia đình hoàng gia châu Âu và Tây Ban Nha.
Năm 1500, thông qua đường biển, xà phòng từ Châu Âu đã vươn tới Anh. Nhà tạo mẫu tóc người Anh đã đun sôi xà phòng cạo trong nước và thêm các loại thảo mộc để tạo độ bóng và hương thơm để vệ sinh và tạo độ ẩm cho mái tóc. Bên cạnh việc gây khó chịu cho mắt, hầu hết các loại xà phòng khi áp dụng trên tóc đều khó rửa sạch và để lại một lớp màng mờ.
Năm 1800, những người buôn bán thời kỳ đầu ở Ấn Độ đã khám phá ra việc mát xa tóc và cơ thể để thư giãn và đem lại nhiều tác dụng tốt cho khách hàng, sản phẩm dùng cho mục đích mát xa tóc được gọi là champo. Sau đó, nó được lan truyền rộng rãi tới Châu Âu. Đây chính là nguồn gốc ban đầu của dầu gội.
Năm 1914, Kasey Hebert là người phát minh ra dầu gội thương mại đầu tiên. Quảng cáo của dầu gội Canthrox lấy hình ảnh chủ đạo là những phụ nữ trẻ chải tóc và gội đầu bên hồ. Quảng cáo sản phẩm dầu gội cũng được áp dụng rộng rãi trên tạp chí để nhiều người dùng biết đến và sử dụng sản phẩm.
Đến năm 1927, Hans Schwarzkopf giới thiệu với công chúng một trong những loại dầu gội dạng lỏng đầu tiên, đồng thời mở ra một đế chế có quy mô thế giới về chăm sóc tóc của mình.
Ở những năm đầu của thập niên 1980,cách thức phân tán silicon trong dầu gội được tìm ra bởi các nhà hóa học và tiếp theo là sự xuất hiện của một loạt bằng sáng chế cho các sản phẩm dầu gội đầu “2 trong 1”. Người ta bắt đầu cho rất nhiều silicon vào dầu gội để đảm bảo chúng bám lại trên tóc một số lượng vừa đủ sau khi đã xả sạch bằng nước, tạo nên một hiệu ứng mượt mà cho mái tóc.
Tương tự như nhiều sản phẩm khác, dầu gội được thay đổi và cải tiến liên tục để giải quyết nhiều vấn đề của tóc hơn như là dầu gội phù hợp cho các loại tóc khác nhau như tóc mỏng, dày, xoăn, khô xơ, tóc dầu, tóc đã qua sử dụng thuốc nhuộm…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ