Liệu tể tướng Lưu Dung có bị gù như tương truyền? Và nếu ông không bị gù lưng thì cái tên Lưu Gù từ đâu mà ra
Cách xử lý khi mọc răng khôn thời cổ đại? Sau khi biết quá trình, cư dân mạng: 'Thật tàn nhẫn' / Hé lộ điều bí mật không tưởng về loài mèo mà ít người biết, không đơn giản chỉ là 'meo meo'
Trong các bộ phim, Lưu Dung được xây dựng với hình ảnh nhỏ con, thấp bé nhẹ cân và đặc trưng nhất là tấm lưng gù. Vì biệt danh Lưu Gù mà dân gian gọi ông nên tất nhiên ai ai cũng mặc định vị quan này bị gù lưng.
Ảnh minh hoạ.
Nhưng thực tế Lưu Dung có bị gù như tương truyền? Và nếu ông không bị gù lưng thì cái tên Lưu Gù từ đâu mà ra?
Vào thời nhà Thanh, việc lựa chọn chức quan luôn dựa trên "thân, ngôn, thư, và pháp" làm điều kiện chính. Cái gọi là “thân” nghĩa là thân thể, đòi hỏi phải có những nét mặt chính xác và ngoại hình đẹp. Cái gọi là “ngôn”nghĩa là ăn nói rõ rang, nếu không sẽ gây trở ngại cho việc quản lý. Cái gọi là “thư” có nghĩa là chữ viết phải ngay ngắn, đẹp đẽ để cấp trên có thể đọc bản báo cáo của mình. Cái gọi là “pháp” có nghĩa là suy nghĩ nhanh chóng và phán đoán rõ ràng, nếu không sẽ gây ra những điều sai trái và gây hại cho người khác.
Trong 4 tiêu chuẩn này, “thân” là quan trọng nhất. Có thể thấy, các quan bầu cử thời nhà Thanh rất coi trọng vẻ bề ngoài của người được bầu chọn. Vì vậy, năm xưa từng thuận lợi tiến vào chốn quan trường, cho dù Lưu Dung không phải là một người ưa nhìn thì anh ta cũng không bị khuyết tật về thể chất - gù bẩm sinh.
Năm 1958, trong lúc người dân mở rộng diện tích đất canh tác tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, ngôi mộ của Lưu Dung và vợ đã được phát hiện. Sau hơn trăm năm nằm dưới lòng đất, hài cốt của Lưu Dung vẫn còn tìm được khá nguyên vẹn. Hộp sọ của ông tương đối lớn, bắp chân dài khoảng 75cm. Theo ước tính của các chuyên gia, Lưu Dung có chiều cao lên đến 1,9 mét.
Hóa ra, tể tưởng Lưu Gù lại không hề bị gù lưng như chúng ta vẫn nghĩ và thấy trong phim truyền hình.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ