Lộ diện hành tinh suýt "ăn thịt" Trái Đất, nhìn được bằng mắt thường
Trái Đất nhận tín hiệu lạ: Quái vật vũ trụ "bảy khuôn mặt" xuất hiện? / 16 hình ảnh thiên nhiên mãn nhãn, chứng minh trái đất luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Astronomy and Astrophysics cho thấy trong giai đoạn trẻ trung của mình, Sao Mộc đã nuốt được rất nhiều hành tinh nhỏ hơn để đạt được kích thước và khối lượng khổng lồ như bây giờ.
Hành tinh có khối lượng gấp 318 lần Trái Đất này được cấu tạo gần như hoàn toàn từ hydro và heli, với tỉ lệ phù hợp chặt chẽ với các đại lượng lý thuyết trong tinh vân Mặt Trời nguyên thủy.
Tuy nhiên nó cũng chứa các nguyên tố kim loại nặng hơn, cho thấy nó phải nuốt khá nhiều đá trong thời kỳ nguyên thủy.
![Lộ diện hành tinh suýt ăn thịt Trái Đất, nhìn được bằng mắt thường - Ảnh 1. Lộ diện hành tinh suýt ăn thịt Trái Đất, nhìn được bằng mắt thường - Ảnh 1.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2022/06/20/Lo-dien-hanh-tinh-suyt-an-thit-Trai-Dat-nhin-duoc-bang-mat-thuong_1.jpg?format=webp)
"Hành tinh quái vật" lớn tới nỗi chỉ riêng cơn bão màu đỏ nổi tiếng của nó cũng thừa sức nuốt gọn Trái Đất - Ảnh: JUNO/NASA
Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư vật lý thiên văn Yamila Miguel từ Đài quan sát Leiden và Viện nghiên cứu Vũ trụ Hà Lan đã dựa vào các dữ liệu mà tàu Juno của NASA thu thập được, đưa ra 2 kịch bản cho sự hình thành Sao Mộc.
Kịch bản thứ nhất, Sao Mộc đơn giản là nuốt rất nhiều những thiên thạch nhỏ. Tuy nhiên kết quả phân tích thành phần đã chỉ ra điểm vô lý: Cách thức này sẽ không đủ để Sao mộc sở hữu các nguyên tố kim loại quá phong phú như hiện tại.
Kịch bản thứ hai, vô cùng đáng sợ: Trái Đất bé nhỏ của chúng ta đã may mắn khi ở ngay gần một "hành tinh quái vật". Rất nhiều hành tinh nhỏ hơn, có thể như Trái Đất hay Sao Hỏa, chính là nguồn cung cấp kim loại cho siêu hành tinh này.
Nói cách khác, Sao Mộc non trẻ, với lực hấp dẫn điên cuồng, đã thu hút và nuốt chửng rất nhiều hành tinh của hệ Mặt Trời sơ khai.
Sự phân bố không đồng nhất của các nguyên tố nặng trong lớp vỏ của Sao Mộc cũng củng cố thêm lý thuyết này. Các hành tinh nó nuốt được đã phát triển ở mức khá phức tạp, nên cung cấp cho gã khổng lồ khí một thành phần vô cùng đa dạng.
Nhờ đó, Sao Mộc đã đạt được độ lớn khổng lồ, đến nỗi dù nó ở rất xa, bạn vẫn có thể nhìn thấy hành tinh này một cách rất rõ ràng trên bầu trời đêm. Nó trông như một ngôi sao lớn tỏa ánh sáng trắng ngả vàng nhạt, chỉ kém sáng hơn Sao Kim một chút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
Cá mập bị cắt vây có thể sống được bao lâu sau khi trở lại biển?
CLIP: Báo hoa mai và linh cẩu 'bắt tay hợp tác', tóm gọn lợn rừng nhưng màn ăn chia sau đó mới gây chú ý