Lộ mật thư thất truyền 350 năm giải thích lý do thực sự khiến Khang Hi không dám xử tử nghịch thần Ngao Bái
Truyền thuyết về chuột thành tinh 'độc' nhất sử Việt / CLIP: Kinh hoàng trước cảnh lốc xoáy cuốn toilet công cộng bay lên không trung hàng chục mét
Nhắc tới những viên quan khét tiếng trong lịch sử nhà Thanh, không thể không kể tới Ngao Bái – một quyền thần tên tuổi dưới thời vua Thuận Trị và Hoàng đế Khang Hi.
Ngao Bái (1610? – 1669), vốn là viên mãnh tướng người Mãn Châu và từng giữ danh hiệu Mãn Chậu Đệ nhất dũng sĩ trong suốt 3 đời vua. Dưới triều Khang Hi, ông cũng là một trong tứ trụ đại thần quyền cao chức trọng và còn là Nguyên Lão Tam Triều.
Mặc dù là viên đại thần cốt cán từng được Tiên đế ủy thác nắm quyền phụ chính, Ngao Bái lại sở hữu không ít tật xấu như hám sát, lạm quyền và thậm chí có những hành động bị cho là coi thường Thiên tử.
Trong rất nhiều câu chuyện cuộc đời Khang Hy, hậu nhân thường kể đến và tán dương nhiều nhất là việc ông bắt Ngao Bái ngang ngược độc đoán vào năm 15 tuổi. Việc bắt giữ Ngao Bái bấy giờ là vô cùng khó, không phải tùy tiện nói bắt là có thể bắt được. Nhưng vì sao sau khi bắt giữ được Ngao Bái rồi, Hoàng đế Khang Hy không giết chết ông ta mà lựa chọn tống giam chung thân? Chẳng lẽ Hoàng đế Khang Hy không sợ Ngao Bái ở trong ngục vẫn có thể tác oai tác quái, kéo bè kết phái, gian xảo hay sao?
Cho tới ngày nay, đây vẫn là một trong những nghi vấn lịch sử nổi tiếng Thanh triều. Và chỉ tới khi bức mật thư do chính tay Ngao Bái viết ra lúc sinh thời được tìm thấy, chân tướng phía sau nghi vấn ấy mới dần được hé lộ…
Bức mật thư tiết lộ nguyên nhân khiến Khang Hi không dám mạnh tay với Ngao Bái
Về lý do Ngao Bái được miễn tử dù phạm đủ mọi tội danh nghiêm trọng, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử Thanh triều nhận định rằng viên quan họ Ngao ấy đã từng lập được đại công đối với cha con Thuận Trị - Khang Hi.
Thậm chí sẽ không hề quá lời khi đưa ra đánh giá, nếu không có Ngao Bái thì dòng dõi của Thuận Trị - Khang Hi hẳn sẽ không có cơ hội ngự trên đế vị.
Và công lao to lớn của viên quan họ Ngao này chính là tạo điều kiện cho Thuận Trị kế vị giữa bối cảnh mà cuộc chiến tranh ngôi đoạt vị đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Bởi vị Hoàng đế ấy vốn mang xuất thân con thứ và cũng không phải là ứng cử viên sáng giá cho ngai vàng vào thời điểm bấy giờ.
"Thanh sử cảo" từng ghi lại, năm xưa sau khi Hoàng Thái Cực bất ngờ băng hà, hai nhân vật có khả năng được kế vị hơn cả phải kể tới hoàng trưởng tử Hào Cách và em trai ruột của Tiên đế là Đa Nhĩ Cổn.
Bấy giờ, Hào Cách vốn là con trưởng của Hoàng Thái Cực, đồng thời cũng là người thích hợp nhất để kế thừa ngai vị. Thế nhưng Đa Nhĩ Cổn lại từng có công lao rất lớn trong việc giúp Mãn Thanh nhập quan, nên thế lực của hai ứng cử viên cho ngai vàng khi ấy quả thực khó phân cao thấp.
Ngay trong lúc Đa Nhĩ Cổn và Hào Cách đang ganh đua khốc liệt thì Ngao Bái với tư cách là tâm phúc của Hoàng Thái Cực đã công khai đứng lên ủng hộ con trai của Tiên đế lên ngôi.
Không màng tới sự uy hiếp từ Đa Nhĩ Cổn, viên quan này đã bôn ba khắp nơi để tập hợp thế lực, thậm chí còn lấy sinh mạng bản thân để thề sẽ ủng hộ con trai Hoàng Thái Cực kế vị.
Để có thể áp chế thế lực của Đa Nhĩ Cổn, Ngao Bái đã đánh cược toàn bộ tài sản cũng như danh tiếng và tính mệnh của mình để viết ra một bức mật thư nhằm lôi kéo các nguyên lão Bát Kỳ.
Năm 1994, bức mật thư của viên quan họ Ngao đã được phát hiện và chính thức được công bố sau gần 350 năm bị lịch sử lãng quên. Trong đó có một câu rất hùng hồn do chính ông viết ra:
"Ta đời này ăn cơm của Tiên đế cho, mặc y phục của Tiên đế cấp, xin lấy tính mạng để thề bảo vệ con trai của Ngài, nếu không lập con trai Tiên đế, ta nguyện lấy cái chết để tạ tội…".
Chính sự liều lĩnh và bất chấp mà Ngao Bái đã khiến cả Đa Nhĩ Cổn buộc phải thỏa hiệp. Mặc dù cuối cùng trưởng tử Hào Cách không có cơ hội lên ngôi, nhưng công lao của viên quan họ Ngao đã "dọn đường" để cho người con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực kế vị, cũng chính là Thuận Trị đế sau này.
Trong thời kỳ đầu Thuận Trị tại vị, hầu hết mọi việc trong triều đều do Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn chấp chưởng. Ngao Bái khi ấy cũng chịu đủ mọi khó khăn nhưng vẫn một lòng trung thành phò tá tân đế.
Sau khi bắt Ngao Bái, tại sao Khang Hy lại không xử tử ông?
Lúc đó Ngao Bái biết rằng tính mệnh của ông khó mà bảo toàn nên đã thỉnh mời Khang Hy nhìn những vết thương trên người ông, đó đều là những viết thương trên chiến trường khi hộ giá Hoàng Thái Cực thống nhất giang sơn. Ngao Bái nói: “Đây là viết thương mấy lần cứu tiên hoàng trong cơn nguy nan”.
Câu nói này đã động đến tâm thiện của người học Phật là Hoàng đế Khang Hy, do vậy Ngao Bái mới có một đường sống. Lúc đó Khang Hy rất xúc động đã ra lệnh cách chức, không đành lòng giết mà hạ một lệnh: “Do phò tá triều đình nhiều năm, lập được không ít công trạng, không giết chết nhưng tài sản gia đình bị tịch thu và nhận hình phạt giam cầm đến khi chết”.
Khỏe và đẹp
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán