Bí mật quá sốc về “lính chuột” thời chiến tranh Việt Nam
Trang bị cơ bản của lính chuột là các vũ khí gọn nhẹ như súng lục, dao ngắn, đèn pin... do không gian chật chội trong hầm không cho phép họ mang các vũ khí lớn.
'Hết hồn' với những côn trùng đã xấu lại còn 'to hết phần thiên hạ' / 'Choáng' loài sóc tiến hóa thông minh, biết nhờ chim làm "gián điệp"

Cuộc chiến tranh Việt Nam là nơi sản sinh là một loại binh lính đặc biệt, được gọi là “lính chuột” hay “chuột địa đạo” (Tunnel rat).

Đây là tiếng lóng để chỉ những binh sĩ có nhiệm vụ tiến nhập vào các hầm ngầm của quân đội Giải phóng. Trong thời gian chiến tranh, lực lượng Giải phóng đã xây dựng một hệ thống đường hầm phức tạp đường hầm dưới lòng đất, đặc biệt là ở Củ Chi, khu vực ngay sát Sài Gòn.

Khi phát hiện một hầm của hệ thống này, lính chuột được phái xuống để tiêu diệt đối phương nằm bên trong và đặt thuốc nổ phá hủy hầm.

Trang bị cơ bản của lính chuột là các vũ khí gọn nhẹ như súng lục, dao ngắn, đèn pin... do không gian chật chội trong hầm không cho phép họ mang các vũ khí lớn.

Lính chuột phải là người có thể hình nhỏ để chui lọt hầm. Những phù hợp làm lính chuột trong quân đội Mỹ không nhiều nên họ cũng phối hợp với binh lính các nước đồng minh như Thái Lan, Philippines và cả quân đội Sài Gòn.

Việc xâm nhập đường hầm là điều vô cùng nguy hiểm với các loại bẫy chông và binh sĩ bảo vệ nằm phục sẵn. Ngoài ra còn nhiều loài vật đáng sợ như rắn, nhện, bò cạp, kiến...

Việc bị ngạt khí, sụp lở đất, thậm chí là lạc trong “mê cung” cũng là những mối đe dọa thường trực với những người không may mắn phải làm lính chuột.

Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, lính chuột không còn phổ biến trên các chiến trường do các loại bom có khả năng xuyên phá hầm ngầm ngày càng phát triển, và những người lính không hiếm khi phải mạo hiểm tính mạng của mình dưới các hệ thống đường hầm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo