Loài cây độc nhất vô nhị trên thế giới, suýt bị tuyệt chủng ở Trung Quốc
Con người có thể tồn tại được bao lâu trên trái đất? Các nhà khoa học tính thời điểm loài người tuyệt chủng, thật đáng sợ! / Loài ký sinh trùng đáng sợ: Chui vào miệng cá ăn lưỡi cá rồi thay thế
Loại cây này có tên là Carpinus putoensis, trong tiếng Trung gọi là Phổ Đà Nga Nhĩ Lịch, có nghĩa là sồi tai ngỗng Phổ Đà.
Cây sồi tai ngỗng Phổ Đà ở chùa Huệ Tế trên núi Phổ Đà, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)
Cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này được phát hiện vào năm 1930 bởi ông Chung Quan Quang, một nhà thực vật học Trung Quốc cùng nhóm của mình.
Điều khiến ông Chung chú ý vào thời điểm đó là dù chung thân cây nhưng màu sắc của hoa lại khác nhau rõ ràng. Theo đó, hoa cái có màu đỏ nhạt và hoa đực có màu vàng nhạt.
Tuy nhiên, nhóm ông Chung khi đó chưa thể xác định giống cây này thuộc loài nào.
Mãi đến năm 1932, một nhà thực vật học khác, Giáo sư Trịnh Vạn Quân mới xác định được nó thuộc chi Carpinus (Ngã Nhĩ Lịch) của họ Betulaceae (họ Bạch dương hay còn gọi họ Cáng lò). Vì nó chỉ được tìm thấy ở núi Phổ Đà nên loài cây này được đặt tên là Phổ Đà Nga Nhĩ Lịch, hay sồi tai ngỗng Phổ Đà.
Cây sồi tai ngỗng Phổ Đà ở chùa Huệ Tế từng là cá thể duy nhất còn tồn tại trên Trái Đất. (Ảnh: Baidu)
Trên thực tế, từng có lượng lớn loài cây này phân bổ trên núi Phổ Đà, nhưng do nạn phá rừng và khai hoang với quy mô lớn diễn ra thường xuyên nên số lượng cây giảm mạnh. Sau vài thập kỷ, cuối cùng chỉ còn một cây duy nhất mọc trong chùa Huệ Tuế trên núi.
Cũng vì chỉ còn một cá thể nên cây sồi tai ngỗng Phổ Đà này còn được gọi là "đứa con duy nhất của Trái đất".
Khi được phát hiện, cây cao 14 m, ước tính 250 tuổi và lộ rõ dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh môi trường sống bị hủy hoại, việc khả năng sinh sôi kém cũng khiến sồi tai ngỗng Phổ Đà đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Sự khác nhau giữa hoa đực và hoa cái của sồi tai ngỗng Phổ Đà. (Ảnh: The Paper)
Theo các nhà thực vật học, cây sồi tai ngỗng Phổ Đà chủ yếu ra hoa vào khoảng tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, đầu và giữa thường nở hoa đực, trong khi hoa cái nở vào giữa và cuối tháng. Số ngày hoa đực và hoa cái nở đồng thời ước tính chỉ khoảng 9 ngày.
Thời tiết tháng 4 trên núi Phổ Đà thường không tốt khiến số ngày "gặp nhau" của hai giống hoa càng có thể ngắn đi, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn tự nhiên.
Quả của sồi tai ngỗng Phổ Đà. (Ảnh: Sohu)
Càng kỳ lạ hơn nữa là hoa cái của cây thường nở ở nơi cao nhất, trong khi hoa đực lại nở ở nơi thấp hơn, điều này khiến xác suất thụ phần thành công nhờ gió thấp. Đồng thời, môi trường sinh thái bị phá hoại khiến việc thụ phấn nhờ côn trùng giảm đi.
Chưa hết, hạt của sồi tai ngỗng Phổ Đà có vỏ cứng và dày. Đặc điểm này chủ yếu là để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt nhưng cũng mang tới cho chúng nhược điểm là khó nảy mầm tự nhiên.
Hạt của sồi tai ngỗng Phổ Đà có vỏ dày và cứng. (Ảnh: The Paper)
Đặc tính khó sinh sôi tự nhiên cùng môi trường bị huỷ hoại đẩy sồi tai ngỗng Phổ Đà đến bờ vực tuyệt chủng.
Ủy ban Bảo tồn Loài Quốc tế (SSC) liệt vào danh sách 12 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.
Chính phủ Trung Quốc đã xếp nó vào "Danh sách các loài thực vật hoang dã cần được bảo vệ của quốc gia".
Các nhà thực vật học rất lo lắng cho số phận của sồi tai ngỗng Phổ Đà. Họ đã dùng nhiều biện pháp chăm sóc và bảo vệ khác nhau, giúp cây đại thụ này dần lấy lại sức sống và bắt đầu ra hoa kết trái đều đặn hàng năm.
Sau nhiều nỗ lực, các nhà thực vật học Trung Quốc đã có thể nhân giống cây sồi tai ngỗng Phổ Đà. (Ảnh: The Paper)
Tuy nhiên, các nhà thực vật học vẫn gặp khó trong việc nhân giống cá thể duy nhất này. Mãi đến những năm 2000, các nhóm nghiên cứu mới tìm ra những cách thụ phấn nhân tạo, kỹ thuật nhân giống mới cùng với các phương pháp giâm cành, chiết cành… để nhân giống cây sồi này.
Sau nhiều năm nỗ lực, số lượng cây sồi con được nhân giống đã lên tới con số hàng chục nghìn. Thậm chí khi tàu Thiên Cung 1 của Trung Quốc được phóng vào năm 2011, sồi tai ngỗng Phổ Đà là một trong 4 loài thực vật được gửi hạt giống vào vũ trụ để tham gia thí nghiệm nhân giống trong không gian.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ