Loại cây thần kỳ ra quả trên lá, chữa được nhiều bệnh
Bạn có dám đi qua "Cây cầu của quỷ" không? / Hãi hùng trước những cây cầu cheo leo, nhưng bước lên rồi ngắm cảnh mới thấy thật đáng giá
Ngày 29/7/2020, Triệu Lê, giám đốc Bảo tàng côn trùng học phía Tây Trung Quốc đã phát hiện ra một loài thực vật có tên là "Yeshangzhu" (Diệp Thượng Châu), có tên tiếng Anh là Helwingia chinensis, sống ở độ cao 1.100m trên núi Thanh Thành, tỉnh Tứ Xuyên, có thể ra hoa và kết trái trên lá.
Diệp Thượng Châu là một loại cây bụi rụng lá, thuộc họ Cornus. Thân cây có thể cao tới 2 mét, lá hình bầu dục giống lá quả đào, có hình răng cưa, hoa nhỏ có màu xanh vàng. Hoa thường nở giữa gân chính bề mặt lá. Thông thường chúng sẽ nở vào đầu mùa hè, sau một thời gian sẽ hình thành nên quả.
Quả Diệp Thượng Châu
Quả của nó có lớp vỏ xanh khi chưa chín, và chuyển thành màu đỏ hoặc tím khi đã chín. Điều đặc biệt là lá loại cây này có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo từng khu vực sinh trưởng, nên người dân thường coi đây là cây thần kỳ. Quả của chúng thường được hái về làm thuốc.
Theo trang Baidu (Trung Quốc), Diệp Thượng Châu là một thảo dược quý, có thể chữa ho, hen suyễn, thấp khớp, căng thẳng thần kinh, kinh nguyệt không đều, các vết bầm tím, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc...
Thông thường người ta sẽ thu hoạch lá và hạt của cây này vào mùa thu, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sau đó đem nấu dạng thuốc bắc.
Loại cây này được tìm thấy nhiều ở phía đông và nam châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và các nước lân cận như Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Nhật Bản. Môi trường sống của nó hầu hết nằm ở vùng núi cao ôn đới và cận nhiệt đới ấm áp. Ở vùng ẩm ướt từ 1000 đến 3300 mét so với mực nước biển Diệp Thượng Châu phát triển rất mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'