Loài chim kỳ lạ: Đào hang như chuột và chỉ thích sống ở vùng nước sạch
CLIP: Linh dương phản đòn quyết liệt khiến báo săn phải bỏ chạy thục mạng / CLIP: Cú Knock-out kinh hoàng, cá sấu ngậm ngùi nhìn linh dương chạy mất
Chim bói cá chung (Alcedo atthis) còn được gọi là chim bói cá Á-Âu và chim bói cá sông vì chúng thường sống ở gần các con sông. Chúng có kích thước chỉ bằng một con chim sẻ nhưng lại là bậc thầy bắt cá.
Chim bói cá. Ảnh: Nature
Chiều dài cơ thể của chúng chỉ khoảng 16 cm (nếu sải cánh ra thì khoảng 25 cm) và nặng 23 đến 25 g. Cả chim đực lẫn chim cái đều có ngoại hình lẫn kích thước không khác nhau nhiều lắm.
Chim bói cá sông có đuôi ngắn, đầu khá to và phần thân trên màu xanh dương có ánh kim với phần thân dưới có những chiếc lông màu hạt dẻ. Chiếc mỏ dài cũng giúp chúng thích nghi với cuộc sống săn bắt cá ven sông.
Chim bố mẹ sẽ kiếm ăn cho đàn con trong hang. Ảnh: WE
Không những thế loài chim này còn có khả năng bơi lội cừ khôi vì mắt được cấu tạo để có thể nhìn dưới nước. Chúng sẽ đứng yên chờ đợi một cách kiên nhẫn trên cành cây hay tảng đá ven sông cho đến khi phát hiện ra con mồi dưới nước.
Với hai hố thị giác cho phép chúng vẫn quan sát được dưới nước nên những con mồi khó lòng chạy thoát khỏi "vua" bắt cá bé nhỏ này.
Những tổ chim được làm cạnh nhau bên bờ sông. Ảnh: Amar
Khi không thể săn được cá thì chúng cũng linh hoạt thay đổi khẩu phần ăn bằng các loại cây ven sông như cây lau, cây bụi nhỏ ven sông, ấu trùng của chuồn chuồn, bọ nước hay cả tôm nước ngọt, cá mút đá.
Vào mùa sinh sản, con đực sẽ đào những chiếc hang như thể hang chuột ở bờ sông bằng mỏ và chân để chuẩn bị "tổ ấm" cho gia đình. Sau đó, nó sẽ giao phối với con cái và những quả trứng tròn trịa (từ 3 đến 5 quả) sẽ được con cái đẻ vào nơi sâu nhất của chiếc hang này.
Chim con được nuôi cho đến lúc đủ lông đủ cánh. Ảnh: MR
Tỷ lệ ấp trứng thành công của chim bói cá lá 50:50, tức chỉ khoảng 1 nửa số trứng đẻ ra sẽ nở thành con non vì chim bố mẹ không thể che phủ hết số lượng trứng mà mình đẻ ra. Chúng sẽ thay phiên nhau ấp và tìm kiếm thức ăn cho đến khi con non nở ra.
Sau khoảng 19 đến 20 ngày ấp thì những con chim non sẽ được chào đời, những đứa con sẽ ở trong tổ trong khoảng 24 đến 25 ngày và chiếc hang là nơi cực kỳ an toàn cho chúng.
Mỗi ngày chim bói cá cần tiêu thụ lượng thức ăn bằng 60% trọng lượng cơ thể chúng nên việc cùng cấp cho đàn con sau khi nở là điều không hề dễ dàng với chim bố mẹ. Chim con sẽ được nuôi đến lúc có thể tự bay đi kiếm ăn, lúc này chúng mới rời hang sâu để bắt cá.
Chúng cũng là những kẻ có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao trước những con chim bói cá khác, khi có kẻ đột nhập vào hang thì cả chim mái lẫn chim trống đều sẽ hợp lực tấn công, chúng sẽ bay theo kẻ xâm phạm và tìm cách dìm đối phương xuống nước.
Chim bói cá là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái nhằm giúp tạo nên sự cân bằng trong môi trường sống của mình. Thậm chí loài chim này còn là những "nhà chỉ dẫn" đáng tin cậy cho biết nguồn nước ở đó có sạch hay không!
Chúng ưa thích sống ở những vùng nước sạch vì khi đó loài chim này có thể dễ dàng quan sát những gì đang diễn ra bên dưới mặt nước và cho phép chúng có những phán đoán chính xác khi bắt mồi.
Vào mùa đông, chim bói cá cũng di cư để tìm tới nơi ấm hơn do nguồn nước bị đóng băng và là trở ngại cho việc bắt cá, vốn là sở trường của chúng. Hành trình tới miền đất hứa của chúng có thể dài đến 3.000 km.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kỳ Nam là gì? Vì sao Kỳ Nam có giá tới 30 tỷ đồng/kg?
CLIP: Ngao Tây Tạng một mình đại chiến giành mồi với đàn chó sói và cái kết
Trong 'Tây Du Ký', mẹ của Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Tôn Ngộ Không sợ hãi, Như Lai tôn trọng, Thái Thượng Lão Quân kính nể vài phần
CLIP: Bị hổ ngoạm chặt cổ, lợn rừng dốc lực chống cự và cái kết ai cũng đoán được
Tại sao các nhà khảo cổ học sợ nhất trứng trong lăng mộ cổ?
4 con đường có tên khó đọc nhất Việt Nam, nhiều người địa phương cũng không biết phát âm thế nào