Loài chim nào đẻ trứng ‘khủng’ nhất so với trọng lượng cơ thể?
Chùm ảnh: Những loài chim không thể bay / “Dị” loài chim khổng lồ hung bạo khiến con người cũng phải ghê
Linh vật của đất nước New Zealand
Kiwi là một loài chim chạy, đặc hữu của New Zealand. Kiwi thuộc chi Apteryx, họ Apterygidae.
Chim kiwi không sống ở những khu rừng nguyên sơ mà thường được tìm thấy trong bụi rậm, đất nông nghiệp gồ ghề, trong đất trồng rừng, trên đụn cát, những vạt tuyết hay thậm thí là trong rừng ngập mặn. Tuổi thọ của chim kiwi trong tự nhiên khoảng 20 đến 30 năm, và trong điều kiện nuôi nhốt có thể lên đến 40 năm.
Chim kiwi cũng không có đuôi nhưng có đôi chân rất khỏe và cơ bắp chiếm đến 1/3 trọng lượng cơ thể, giúp chúng chạy và chiến đấu. Bốn ngón chân (các loài chim chạy khác chỉ có hai hoặc ba ngón chân) trên mỗi bàn chân giúp kiwi có thể bước đi nhẹ nhàng trong rừng để tìm thức ăn. Mặc dù kích thước nhỏ và có vẻ ngoài vụng về, chim kiwi khá thận trọng và có thể chạy nhanh hơn cả con người.
Trong khi hầu hết loài chim có da mỏng và xương rỗng để giúp chúng trở nên nhẹ hơn cho việc bay lượn, chim kiwi có một bộ da dày và cứng, xương nặng và chứa nhiều tủy.
Chim kiwi có nguồn gốc ở New Zealand và là loài chim biểu tượng của quốc gia này, vì thế người New Zealand được gọi là “Kiwis”. Trứng của loài này có thể chiếm tới 1/4 trọng lượng cơ thể chim cái trong những tháng cuối cùng của thai kì.
Loài chim không bay
Đúng vậy, bạn không nhìn nhầm đâu, là 1/4 đấy. Để quy đổi thì cũng giống như một bà mẹ phải mang một cái thai nặng 15kg trong tháng cuối vậy. Và nếu so với thế giới loài chim, đó là một tỷ lệ khổng lồ
Kiwi là tên chung cho nhiều loài chim không bay bản địa của New Zealand, nằm trong nhóm chim chạy cùng với một số loài đà điểu hiện nay. Tuy vậy, khác xa với các anh em họ hàng của mình, kích thước của Kiwi rất bé. Chúng chỉ cao khoảng 50cm, nặng 1kg, tức là chỉ nang một con gà cỡ nhỏ. Trong khi đó, các nhánh đà điểu khác thường có kích thước từ 1,2 – 3m.
Nhỏ bé là vậy, nhưng có lẽ vì không muốn đời sau phải thua kém họ hàng nên thay vì hạ sinh những quả trứng nhỏ nhắn cho phù hợp với kích cỡ của mình, Kiwi mẹ thường mang thai và cho ra đời toàn"hàng khủng".Trứng của nó có trọng lượng rơi vào khoảng 0,15 – 0,25kg.
Loài chim chung tình
Kiwi là một loài sống về đêm. Như hầy hết những loài động vật đặc hữu của New Zealand, chúng hoạt động tích cực vào ban đêm. Suốt đêm, chúng dành thời gian để tìm kiếm thức ăn. Chim kiwi là loài ăn tạp.
Chim trống và chim mái sống với nhau rất chung tình, có thể kéo dài đến 20 năm. Mùa sinh sản của chim kiwi vào khoảng tháng sáu đến tháng ba. Trứng chim kiwi có trọng lượng lên đến 1/4 trọng lượng của một con chim mái. Thông thường mỗi mùa, chim kiwi chỉ đẻ một trứng. Chim trống có nhiệm vụ ấp trứng, ngoại trừ loài kiwi khoang lớn, A. haastii, cả chim bố và chim mẹ cùng tham gia vào việc ấp trứng. Thời gian ấp trứng của kiwi từ 63 đến 92 ngày. Không như những loài chim khác, chim non đá bể vỏ trứng để chui ra và chim non được bao phủ đầy lông ngay sau khi nở như chim bố và chim mẹ.
Mặc dù tất cả các loài đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nạn phá rừng, hiện tại môi trường sống của chim kiwi được bảo vệ tốt trong khu bảo tồn và vườn quốc gia. Bốn trong năm loài hiện đang được liệt kê là sắp nguy cấp, và một trong số đó là sắp bị đe dọa.
Kiwi được cho là loài chim cổ xưa nhất thế giới, tiến hóa hơn 30 triệu năm trước.
Giống như những loài chim lớn hơn như cassowary, emu, đà điểu, và rhea, kiwi được phân loại là một loài chim chạy.
Đẻ trứng to, lỗi tiến hóa?
Đặc điểm kì lạ này đã thách thức các nhà khoa học trong một khoảng thời gian rất dài. Bởi lẽ trên quan điểm của tiến hóa, thì việc chửa đẻ một quả trứng quá lớn như vậy không biết sẽ mang lại ích lợi gì? Hẳn là tạo hóa phải có một ẩn ý sâu xa lắm khi để cho loài chim nhỏ bé này sinh nở khó khăn đến thế chứ?
Giới nghiên cứu trước đây cũng đã tin vào điều tương tự, cho đến khi bản đồ gene của Kiwi được công bố. Nhận ra rằng Kiwi và nhiều loài đà điểu có cùng một tổ tiên, các nhà khoa học với vỡ lẽ ra rằng:quả trứng to sụ kia có lẽ chẳng đem lại lợi ích gì hết, nó chỉ là một lỗi tiến hóa mà thôi.
Họ đặt giả thiết rằng trước kia,tổ tiên của các giống chim chạy ngày nay - bao gồm tổ tiên của Kiwi, tất cả đều rất to lớn, không loài nào thua kém loài nào. Sau này, Kiwi bé lại, trong khi trứng của chúng thì giữ nguyên kích thước.
Hiển nhiên, điều này đem lại không ít phiền toái cho chim mẹ. Chúng di chuyển khó hơn, dễ trở thành con mồi cho các loài ăn thịt và dễ kiệt sức khi sinh. Ngoài ra, Kiwi chỉ đẻ được mỗi năm 2 - 3 lứa, mỗi lứa một quả trứng, một con số quá khiêm tốn.
Mặc dù vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đặc điểm này cũng đem lại một số lợi thế nhất định cho loài. Trứng to thì vỏ cũng dày và cứng, con non ra đời sẽ không quá yếu ớt, thậm chí còn có thể tự chạy trốn khỏi kẻ săn mồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Chim kiwi