Khám phá

Loài chim nào lớn nhất, nguy hiểm và hung hăng nhất thế giới?

Cassowary là một trong những loài chim lớn nhất vẫn còn sống. Không chỉ vậy, nó còn giữ kỷ lục Guinness là loài chim nguy hiểm nhất thế giới.

Loài chim quý hiếm có thể bị tuyệt chủng vì quên 'bài hát giao phối' / Curacao - Đảo quốc của cự đà và những loài chim ruồi độc đáo

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Đà điểu đầu mào (Cassowary) luôn nằm trong danh sách những loài chim lớn nhất thế giới. Đây là loài chim bản địa của Australia, sống trong các khu rừng thuộc vùng Đông Bắc của châu lục này. Hiện chúng còn sinh sống ở New Guinea và một số đảo cận kề.

Theo Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Florida, muốn sở hữu loài chim này, chủ nhân cần xin được giấy phép. Nói về độ nguy hiểm, năm 2007, đà điểu đầu mào được sách kỷ lục Guiness công nhận với danh hiệu "Loài chim nguy hiểm nhất thế giới".

Tính đến năm 2019, theo tạp chí Smithsonian, loài chim này từng làm chết một người vào năm 1926 trong số hơn 150 vụ tấn công con người.

Nó có thể chạy với tốc độ lên đến 50 km / h, nhảy lên đến độ cao 1 mét và có móng vuốt chết chóc dài 12 cm có thể xé con mồi thành hai mảnh. Điều đáng sợ nhất của loài chim này là cú đá, với mức gây sát thương cực kỳ cao. Những con chim này có tuổi thọ từ 12-19 năm trong tự nhiên và 40- 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

 

Cassowary có thân hình lớn, phủ đầy lông màu đen với làn da hơi xanh và cổ đỏ. Ngoài ra, màu sắc của cổ và đầu có thể thay đổi tùy thuộc vào tâm trạng của nó.

1001 thắc mắc: Loài chim nào lớn nhất, nguy hiểm và hung hăng nhất thế giới? ảnh 1
Cổ và đầu của đà điểu đầu mào có màu xanh đặc trưng

Được ví như "đô vật"?

Các nhà sinh vật học cho rằng đà điểu đầu mào tiến hóa trực tiếp từ khủng long. Thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây, côn trùng và các động vật cỡ nhỏ.

Đặc biệt trứng của đà điểu đầu mào màu xanh lá. Con đực có nhiệm vụ bảo vệ trứng. Khi đó vốn đã hung dữ, chúng càng dữ tợn hơn, sẵn sàng tấn công những con xâm phạm lãnh thổ và có nguy cơ đe dọa trứng.

Ngay cả những con trong đàn cũng thường xung đột. Khi đó cuộc đấu của chúng trông hệt như giữa 2 "đô vật" hàng đầu.

 

Hiện nay môi trường sống của đà điểu đầu mào bị đe dọa nghiêm trọng do quá trình đô thị hóa của con người. TheoCNN, ước tính 90% môi trường sống trước đây của chim đã biến mất trong 100 năm qua.

Do nơi ở thu hẹp, đà điểu đầu mào thỉnh thoảng đến phá hủy nông trại, hoa màu… ở nhiều vùng quê. Có khi chúng đụng độ và khiến con người bị thương, thậm chí tử vong.

Hiện nay chỉ còn khoảng 20-30% đà điểu đầu mào tồn tại ngoài tự nhiên. Theo Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Florida, muốn nuôi đà điểu đầu mào phải xin giấy phép để đảm bảo an toàn.

Với các loài thực vật, đà điểu đầu mào lại là… "ân nhân".

Đà điểu không nhai mà thường nuốt chửng trái cây chúng tìm được. Hạt cây không được tiêu hóa nên được thải ra lại môi trường, giúp phát tán giống cây ngoài tự nhiên.

 

Đây là loài chim sở hữu bộ móng vuốt nhọn hoắt, với độ dài lên tới 12 cm, chiều cao có thể đạt 1,8 m và cân nặng 60 kg. Nhờ bộ móng vuốt khiến chúng đủ sức tấn công làm kẻ địch phải chùn bước.

Bên cạnh đó, chúng có lực đạp mạnh tới mức có thể gây tử vong. Trên thực tế, đà điểu đầu mào chỉ tấn công nếu bị đối phương khiêu khích hoặc con non của chúng bị đe dọa.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm