Loài chim quý hiếm có thể bị tuyệt chủng vì quên 'bài hát giao phối'
Đến Iceland làm bạn với chim biển / Chim xinh đẹp đổ máu, đánh nhau vì điều bất ngờ
Hàng trăm con chim Anthochaera Phrygia từng được phát hiện trên khắp miền đông nam nước Úc, nhưng ngày nay loài này đang ở mức độ cực kỳ nguy cấp, chỉ còn khoảng 300 cá thể còn tồn tại trên toàn thế giới.
Chúng cũng được biết đến với sự phức tạp trong các bài hát giao phối, nhưng khi số lượng của chúng bắt đầu giảm dần, các nhà điểu học bắt đầu nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến số lượng loài này giảm nhiều là những con chim đực đã quên tiếng hót.
Ảnh minh họa.
Nguy hiểm hơn, điều này có thể dẫn đến việc tuyệt chủng loài chim đặc biệt này.
Tại một thời điểm, các nhà khoa học ở Australia nhận thấy rằng những con chim đực đang bắt chước tiếng hót của các loài chim khác như chim họa mi, chim cong… nhưng họ không đưa ra lời giải thích tại sao điều đó lại xảy ra.
Một số chuyên gia tin rằng việc bắt chước được coi là một chiến lược có chủ ý để tránh bị tấn công bởi những con chim lớn hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy điều ngược lại…
Tiến sĩ Ross Crates, nhà sinh thái học tại Trường Môi trường Fenner và là tác giả của nghiên cứu cho biết: “Những con chim tội nghiệp không có cơ hội để học những gì chúng nên hót. Chúng không có cơ hội để đi chơi với những con chim khác và học những gì chúng phải phát ra".
Những con chim Anthochaera Phrygia trẻ tuổi học các bài hát của loài từ các thành viên trưởng thành, giống như con người học nói, nhưng vì số lượng loài này rất ít trong môi trường sống cho nên nhiều con đực không thể nghe thấy những tiếng hót phù hợp, vì vậy chúng bắt đầu sử dụng giai điệu của các loài chim khác.
Vấn đề là đây không phải là những bài hát mà những con chim Anthochaera Phrygia cái muốn nghe, vì vậy cơ hội tìm được bạn đời của chúng là rất mong manh.
Khi con của chúng nở ra, những con chim Anthochaera Phrygia có xu hướng giữ yên tĩnh, để tránh thu hút những kẻ săn mồi, vì vậy con non học các bài hát của loài khi chúng rời tổ, bằng cách lắng nghe những con trưởng thành khác và bắt chước chúng. Nhưng bởi vì chúng còn lại rất ít nên các con chim non không thể nghe thấy các loài chim khác cùng loài của chúng trong tự nhiên.
Tiến sĩ Crates, Crates, nhà sinh thái học tại Trường môi trường Fenner nói với BBC: "Loài chim này rất hiếm, chúng tôi tìm kiếm nó như tìm kim đáy bể".
Crates và nhóm của ông đặt ra mục tiêu không phải để điều tra các tiếng hót của loài chim Anthochaera Phrygia, mà để tìm các mẫu vật trong tự nhiên, điều này chứng tỏ một thách thức lớn.
Theo nghiên cứu mới được công bố này, tiếng hót tự nhiên của loài này về cơ bản đã "biến mất" trong ít nhất khoảng 12% dân số và xét về quy mô của quần thể đó chỉ khoảng 300 cá thể thì đó là một điều đáng quan tâm.
Các nhà khoa học không có kế hoạch đặt những con đực bị bắt có thể hót trong chuồng chim bên cạnh những con chim Anthochaera Phrygia được nuôi nhốt để những con non có thể học đúng bài hát.
Sau đó, họ có kế hoạch đặt thiết bị phát âm thanh đúng loài cho những con chim đực sau đó sẽ thả về tự nhiên vài năm một đợt để có thể thu hút con cái và sinh sản, tăng số lượng loài.
Tiến sĩ Sue Anne Zollinger, một chuyên gia dến từ Đại học Manchester Metropolitan, cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy sự suy giảm dân số và phân mảnh môi trường sống có thể gây tổn hại như thế nào đối với quá trình quan trọng này trong cuộc sống của các loài chim biết hót”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách